-->

Đăng ký khai sinh quá hạn?

Điều 45 Nghị định số 158/2008/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn

Hỏi: Hiện nay em có một người anh trai, anh của em có quen một cô gái rồi chưa kết hôn nhưng hai người đã có một đứa con gái, hiện nay em bé đựơc hai tuổi, nhưng hai người không sống chung với nhau nữa, đứa con gái để lại cho anh của em nuôi nhưng tới nay em bé vẫn chưa đựơc khai sinh? (Nguyễn Huấn - Bắc Cạn)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phan Thùy Dung - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 14 Nghị định số 158/2008/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch, theo đó: "Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh.Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.Điều 45. Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn:1. Người đi đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 (nếu là khai sinh) hoặc khoản 1 Điều 21 (nếu là khai tử) của Nghị định này.2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh hoặc Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Đăng ký quá hạn."Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày.3. Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại".


Tuy nhiên, do thời hạn đi khai sinh cho đứa trẻ đã hết mà vẫn chưa đăng ký nên sau thời gian này mà muốn làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con thì tiến hành theo thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn theo Điều 45 của nghị định này. Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.Đối với trường hợp khai sinh cho con theo họ bố như bạn trình bày trên thì pháp luật không hề quy định việc bắt buộc phải khai sinh theo họ bố hoặc họ mẹ. Nên việc bạn muốn khai sinh cho con theo họ của bạn là hoàn toàn có thể.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.