Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục làm giấy khai sinh cho con.
Hỏi: Vợ chồng tôi ly hôn 2 năm hiện đã quay lại với nhau và có thêm mộtđứa con. Tôi có đi làm giấy khai sinh cho cháu thì cán bộ tư pháp của xã yêu cầu phải có mặt chồng tôi thì mới làm thủ tục. Do chồng tôi đi công tác xa và bây giờ mới về thì cháu đã được 7 tháng. chồng tôi có mang giấy chứng sinh của bệnh viên và hộ khẩu của tôi thì cán bộ tư pháp bảo không có giấy kết hôn và yêu cầu phải xin giấy kết hôn thì cháu mới được mang họ cha. Xin luật sư tư vấn giúp tôi cán bộ tư pháp xã có làm đúng luật không? (Thanh Nhân - Quảng Ninh)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Vợ chồng bạn đã ly hôn được 2 năm bây giờ hai bạn quay lại với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn và có thêm 1 người con thì người con này được gọi là con ngoài giá thú. Theo quy định tại điều 13,14, 15nghị định 158/2005/NĐ-CP thì bạn phải làm khai sinh cho con bạn như sau:
- "1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó". (Điều 13)
- "Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em". (Điều 14)
- "1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh". (Điều 15)
Như vậy, việc cán bộ tư pháp xã yêu cầu phải có mặt chồng mới làm thủ tục là không đúng quy định của pháp luật.
Về việc sau khi chồng bạn về đi khai sinh cho con thì con bạn đã được 7 tháng. Khi đó, phải tiến hành theo thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn tại điều 45, nghị dịnh 158/2005/NĐ-CP:
"1. Người đi đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 15 (nếu là khai sinh) hoặc khoản 1 Điều 21 (nếu là khai tử) của Nghị định này.2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh hoặc Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Đăng ký quá hạn".Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày.4. Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch, quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện lại. Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh".
Về xác định họ của người con, tại điểm e khoản 1 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP nói trên cũng hướng dẫn: khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ.
Như vậy, muốn con mang hộ cha, bạn có thể làm theo một trong hai cách sau:
- Làm thủ tục nhận cha con khi đi khai sinh cho con,UBND cấp xã sẽ kết hợp việc nhận con và làm giấy khai sinh cho trẻ. Khi đó, trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của trẻ có đầy đủ tên cha và mẹ.
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP nói trên, để làm thủ tục nhận chacon, bạn cần có: Tờ khai (theo mẫu); Các giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con (nếu có); và có sự đồng ý của bạn.
-Ngoài ra, điểm b khoản 4 mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch còn quy định: trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục nhận con. Theo đó, để trẻ được khai sinh có đầy đủ tên cha, mẹ trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh màkhông phải làm thủ tục nhận con (như đã nêu ở trên) bạn và bađứa trẻ nên tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã trước khi tiến hành thủ tục khai sinh cho trẻ.
Như vậy, sau khi có quyết định công nhận việc nhận cha cho con hoặc sau khi bạn và bađứa trẻ có Giấy chứng nhận kết hôn, trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con, người con được mang họ và quê quán của cha, trừ trường hợp hai người có thỏa thuận lấy họ đứa trẻ theo họ của người mẹ.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận