Khoản 1, Điều 52, Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định về "Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh".
1. Tôi có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại đây được không ?
2. Và phải thực hiện thế nào nếu như tôi mở thêm 1 cửa hàng nữa tại nơi khác ? (Văn Chính -TP. HCM)
- Tôi có hộ khẩu ở Hà Nam nhưng đang sinh sống ở Tp. Hồ Chí Minh, vậy tôi có thể đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại Tp. Hồ Chí Minh được không?
+ Căn cứ Khoản 1, Điều 52, Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định về "Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh" thì:
"1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập...".
+ Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12, Luật Cư trú 2006, quy định về "Nơi cư trú của công dân" thì:
"1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú."
Như vậy, dù hộ khẩu của bạn là ở Hà Nam, nhưng bạn đang sinh sống ở Tp. Hồ Chí Minh và chỉ cần đã đăng ký tạm trú tại đây thì bạn hoàn toàn có thể đăng ký kinh doanh hộ cá thể ở Tp. Hồ Chí Minh với mục đích là kinh doanh đồ ăn uống. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ, cũng như làm các bước theo trình tự, thủ tục đã quy định tại Điều 52, Nghị định 43/2010/NĐ-CP rồi gửi hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện tại Tp. Hồ Chí Minh nơi bạn dự định đặt địa điểm kinh doanh để được xem xét và cấp giấy Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Phải thực hiện như thế nào nếu tôi mở thêm 1 cửa hàng nữa ở nơi khác?
Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 49, Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định về "hộ kinh doanh" thì:
"1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp."
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận