Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Hỏi: Tôi bị người khác chặn đường và hành hung tôi. Trong lúc tự vệ tôi có đâm lại người đó một nhát vào cánh tay. Một thời gian sau, người đó tới nhà tôi đòi bồi thường viện phí. Thỏa thuận về mức bồi thường với người đó không được, tôi muốn kiện ra tòa án để lấy lại công bằng. Xin hỏi trường hợp của tôi tòa sẽ xử lý như thế nào? (Nguyễn Quyết - Hải Phòng)
Luật gia Đồng Quang Khải – Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty TNHH Everest – trả lời:
Điều 15 Bộ Luật Hình sự 1999, đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
"1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự".
Theo thông tin anh/chị cung cấp, có người chặn đường và hành hung anh/chị, trong quá trình phòng vệ, anh/chị có chém lại người đó một nhát vào cánh tay. Trong trường hợp này anh/chị cần xem xét trong tình huống này, hành vi của anh/chị có được coi là tự vệ chính đáng không? Nếu chứng minh được là phòng vệ chính đáng thì đó không phải là hành vi phạm tội.
Điều 106 Luật Hình sự 1999, đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm".
Như vậy nếu anh/chị vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích từ 31% trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 106 Bộ Luật Hình sự 1999, đã sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận