-->

Cư trú trái phép tại nước ngoài có bị xử phạt?

Người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị xử phạt hành chính, bị buộc về nước và cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai năm. Nếu tái phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự

Hỏi: Anh tôi đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Sau hết thời hạn hợp đồng, anh tôi không về nước mà ở lại đó định cư. Đề nghị Luật sư tư vấn, việc làm đó của anh tôi có vi phạm pháp luật không? Có bị cấm hay bị xử phạt gì không? (Lưu Lan - Sóc Trăng)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Mỹ Linh-Công ty LuậtTNHH Everest - trả lời:

Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động:

“Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác: 2. Phạt tiền từ tám mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này; b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này” (điểm a khoản 2, điểm a, điểm b khoản 3 Điều 35).

Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):

“Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép: Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Điều 274).

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà ở lại nước ngoài trái phép, không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm pháp luật và bị phạt tiền từ tám mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng. Ngoài ra sẽ bị buộc về nước và cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai năm. Nếu hành vi vi phạm trên đã bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểu 274 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.