Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 53 Luật người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài năm 2006 về nghĩa vụ của người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng cá nhân tại nước ngoài.
Hỏi: Hiện tại em đang làm việc tại nước ngoài, đi theo dạng tự túc do trúng tuyển của một công ty tại Malaysia. Do công việc không như ý, nếu em bỏ về Việt Nam khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì có bị xử phạt gì không? (Vũ Vĩ - Hà Nội)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 53 Luật người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài năm 2006 về nghĩa vụ của người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng cá nhân tại nước ngoài:
"2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các nghĩa vụ sau đây: a) Đăng ký Hợp đồng cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này; b) Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan; c) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc; d) Thực hiện đúng Hợp đồng cá nhân và nội quy nơi làm việc; đ) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc; e) Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc; g) Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc; h) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này; i) Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc".
Bạn có nghĩa vụ phải thực hiện đúng hợp đồng cá nhân này tức là thực hiện đúng các điều khoản hai bên đã thỏa thuận và giao kết trong hợp đồng kể cả về thời hạn giao kết hợp đồng theo đó nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn bạn phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Nếu bạn bỏ về trước thời hạn sẽ phải chịu các trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng và pháp luật lao động của Malaysia, ngoài ra bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
"2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này; b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này; c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này".
Theo như bạn nói nếu bạn bỏ trốn về nước thì bạn sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng và ngoài ra bạn còn bị buộc về nước và Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm của mình.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận