Luật sư tư vấn công ty nước ngoài ủy quyền đại diện góp vốn được không...
Hỏi: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) AP có 5 thành viên góp vốn là 5 công ty A,B,C,D,E từ năm 2011. Sang năm 2012 công ty mẹ E bán 10% phần vốn góp cho công ty con là công ty F đã được Hội đồng thành viên Công ty TNHH AP chấp thuận. Như vậy trong Công ty có 6 thành viên góp vốn. Tuy nhiên trong Hội đồng thành viên chỉ có 5 thành viên là A,B,C,D,E.Công ty F chưa có tên trong Hội đồng thành viên và cũng không muốn cử thêm người vào Hội đồng thành viên, vì công ty F này ở nước ngoài.Công ty F ủy quyền công ty mẹ E làm đại diện phần vốn góp vào Công ty TNHH AP. Anh/chị hãy trả lời:
1.Công ty E làm đại diện có hợp pháp không? Điều kiện, thủ tục để hợp pháp là gì?
2. Khi biểu quyết ở Hội đồng thành viên, thành viên E có hai phiếu thuận chiếm tỷ lệ 2/5 thành viên, có đúng không? (Hoàng Khang - Hà Nội)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
1.Công ty E làm đại diện có hợp pháp không? Điều kiện, thủ tục để hợp pháp là gì?
Do E là một công ty nên để E có thể làm đại diện hợp pháp cho F thì căn cứ Điều 3 Thông tưsố 131/2010/TT-BTC quy định:
"Điều 3. Đại diện của nhà đầu tư nước ngoài và người trực tiếp thực hiện các giao dịch góp vốn, mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:1. Đại diện có thẩm quyền của tổ chức nước ngoài:a) Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức nước ngoài.b) Những người có thẩm quyền theo điều lệ của tổ chức nước ngoài để ký các hồ sơ, thủ tục góp vốn, mua cổ phần và thực hiện các công việc liên quan trong phạm vi, thẩm quyền được giao.c) Những người được chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức nước ngoài ủy quyền bằng văn bản.2. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ủy quyền cho đại diện giao dịch tại Việt Nam thông qua các văn bản ủy quyền (hợp đồng ủy quyền, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chỉ định đầu tư ...) để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam, theo nguyên tắc quy định tại khoản 1, điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Chương II Thông tư này.Đại diện giao dịch tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài gồm:a)Tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, được pháp luật cho phép thực hiện các nghiệp vụ môi giới đầu tư, tư vấn đầu tư, uỷ thác đầu tư, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư (sau đây gọi là tổ chức đại diện tại Việt Nam)"
Như vậy, để trở thành đại diện của công ty F tại Việt Nam, công ty E cầnthành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, được pháp luật cho phép thực hiện các nghiệp vụ môi giới đầu tư, tư vấn đầu tư, uỷ thác đầu tư, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư thông qua văn bản ủy quyền, hợp đồng chỉ định đầu tư...
Ngoài ra, khi E đại diện cho F thì 2 bên cần tiến hànhthông qua các văn bản ủy quyền (hợp đồng ủy quyền, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chỉ định đầu tư ...)
2. Khi biểu quyết ở Hội đồng thành viên, thành viên E có hai phiếu thuận chiếm tỷ lệ 2/5 thành viên, có đúng không?
Do công ty F hiện nay chưa có tên trong danh sách Hội đồng thành viên của công ty AP nên công ty F sẽ không có thẩm quyền đưa ra biểu quyết trong Hội đồng thành viên công ty vì về nguyên tắc Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ bao gồm tất cả các thành viên trong công ty. Chính vì vậy, việc F không có tên trong danh sách Hội đồng thành viên của công ty AP thì tương ứng F sẽ vẫn chưa trở thành thành viên của công ty.AP. Như vậy, công ty E sẽ chỉ có 1/5 phiếu biểu quyết, Việc E được quyền có 2 phiếu thuận chỉ được thực hiện khi F là thành viên của công ty AP và có nội dung nàytrong hợp đồng đại diện của E cho F.Mọi quyết định của công ty E thay cho công ty F đều phải ưu tiên lợi ích của công ty F.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận