Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động: "đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế".
Đồng thời, Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định: Trách nhiệm của người sử dụng lao động: “1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. 2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. 3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa. 4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. 5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. 6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội. 7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. 8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này”.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do đó, Công ty anh (chị) đã vi phạm về nghĩa của người sử dụng lao động về việc đóng bảo hiểm cho người lao động. Bên cạnh đó, nếu công ty không đóng bảo hiểm cho anh (chị) thì cũng không cơ sở để anh (chị) có thể hưởng chế độ thai sản. Do đó, để có thể đảm bảo đòi được quyền lợi của mình thì anh (chị) nên khởi kiện ra Tòa án để Tòa có thể giải quyết yêu cầu công ty hoàn thành nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho anh (chị). Trường hợp của anh (chị) không cần phải thông qua thủ tục hòa giải căn cứ vào điểm d Khoản 1 Điều 201 Bộ Luật Lao Động 2012:
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động: “1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: “.. d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế....”.
Anh (chị) có thể nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi công ty anh (chị) đặt trụ sở căn cứ vào Điều 31, Điều 33, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận