-->

Con có được quyền can thiệp khi bán tài sản chung của gia đình?

Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận.

Hỏi: Tôi là con một trong gia đình, tôi đã kết hôn và có 2 con, sống chung với ba mẹ ruột của tôi. Gia đình tôi có 2 miếng đất, 1 miếng xây nhà ở và 1 miếng để không, ba tôi có ý định bán nhưng mẹ không đồng ý, tiền mua đất là ngày xưa ông nội chia cho cả gia đình ba người để sinh sống. Điều kiện kinh tế gia đình ổn định không túng thiếu nhưng ba tôi cứ muốn bán đất lấy tiền tiêu xài, mẹ tôi và tôi không đồng ý, mà đất ba tôi đứng tên. Vậy cho hỏi là tôi và mẹ có quyền can thiệp không? Luật sư cho tôi hỏi, quy định pháp luật trường hợp nhà tôi thế nào? (Nguyễn Huyền - Thanh Hóa)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 định nghĩa về gia đình:"Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền nghĩa và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này".

Điều 108 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) về tài sản chung của hộ gia đình: "Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ".

Điều 109BLDS quy địnhChiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình: "1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý".

Như vậy, dù anh (chị) đã kết hôn và có con nhưng theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì anh (chị) vẫn là thành viên của gia đình và vẫn có quyền đối với tài sản chung của hộ gia đình. Như trình bày của anh (chị), miếng đất được mua bằng tiền do ông nội cho ba người nhà bạn lúc ấy để sinh sống. Do đó, miếng đất là tài sản chung của gia đình ba người nhà anh (chị). Việc bố anh (chị) đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đấy chỉ là đại diện cho gia đình, việc định đoạt miếng đất ấy phải do các thành viên trong gia đình anh (chị) cùng quyết định theo Điều 109 BLDS. Anh (chị) và mẹ anh (chị) cũng có quyền định đoạt miếng đất đó, việc bố anh (chị) muốn bán miếng đất đó phải được sự đồng ý của cả anh (chị) và mẹ anh (chị) vì miếng đất được coi là tài sản chung có giá trị lớn.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.