Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó...
Hỏi: Em vừa bị mất cắp tài sản, số tài sản so với 2 vợ chồng trẻ như bọn em thì đúng là số tài sản quá lớn, nhưng em làm đơn trình lên Phường rồi mà vẫn chưa có kết quả, em chỉ có mâú chốt là camera nhà bên cạnh ghi lại được hình ảnh nhưng không rõ hình người, Đề nghị luật sư tư vấn, bên phòng của anh chị có thể quét và phân tích hình ảnh trong camera ra được không? ( Nguyễn Thảo - Sơn La)
Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Cần phải xem xét hình ảnh trong camera có được xem là chứng cứ chứng minh hay không?
Theo quy định tại Điều 82 BLTTDS năm 2004 thì các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được được coi là nguồn chứng cứ. Tuy nhiên, để là chứng cứ chứng minh trong vụ án thì “Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”- trích khoản 2 Điều 83 BLTTDS năm 2004. Do vậy, khi anh (chị) muốn dữ liệu trong camera đó là chứng cứ chứng minh thì anh (chị) nên có văn bản về sự việc liên quan tới thu hình ở camera đó.
Về việc giám định hình ảnh trong camera:
Anh (chị) muốn có kết luận giám định hình ảnh trong camera đó làm chứng cứ thì kết luận giám định đó sẽ phải được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định. Việc giám định này sẽ phải tuân theo quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp năm 2012 thì "việc giám định tư pháp phải được thực hiện bởi cơ quan giám định tư pháp và người có chuyên sâu về lĩnh vực giám định tư pháp".
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012 thì anh (chị) cần gửi yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày anh (chị) sẽ nhận được thông báo bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, anh (chị) có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Anh (chị) cần lưu ý, anh (chị) cung cấp camera đó theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp. Anh (chị) phải nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận