Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Hỏi: Trong suốt từ 06 tháng nay có một số điện thoại luôn nhắn tin với những lời lẽ hết sức thô tục và xúc phạmm nhân phạm của tôi.Tuy nhiên, tôi không biết người này là ai. Gần đây, tôi đã đổi số điện thoại. Mới đây nhất người này lập một facebook lấy nick Anh Anh va bằng cách nào đó lại có hình ảnh của tôi tung lên mạng xa hội facebook kèm theo đó là những lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng đến nhân cách của tôi và đặt điều vu khốngg tôi quan hệ loạn luânn với cha tôi va em tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, như vậy, người này có phạm tội không, tôi phải làm sao để kiện người này? (Bế Hoài - Lạng Sơn)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Qua chi tiết của anh (chị) kể có thể nhận thấy rằng người này có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác (dùng tin nhắn với lời lẽ thô tục xúc phạm, tung ảnh củaanh (chị)lên mạng xã hội Facebook, vu khốnganh (chị)loạn luân... Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS).
Khoản 1 Điều 121 quy định về tội làm nhục người khác:"Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:a) Phạm tội nhiều lần;b) Đối với nhiều người;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Đối với người thi hành công vụ;đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Căn cứ vào Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự,anh (chị)có thể nộp đơn tố cáo kèm theo các tài liệu, chúng cứ chúng minh hành vi phạm tội của người này hành vi tội phạm của người này tại các cơ quan sau:"Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản".
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận