Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép trên đất thuộc về chủ tịch UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Hỏi: Khu dân phố của tôi có 5 hộ dân sống chung, nhưng tất cả các hộ đều đua nhau xây bậc cầu thang, đường lên xe máy đề lấn ra ngõ đi chung. Đề nghị Luật sư tư vấn, cơ quan nào có thẩm quyên giải quyết?Tôi có thể yêu cầu UBND xã cưỡng chế trả lại mặt bằng không?
Luật gia Trần Thu Trang - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Tranh chấp giữa gia đình anh (chị) và gia đình hàng xóm là tranh
chấp về lối đi chung.
- UBND xã không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng
trái phép của gia đình hàng xóm.
Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 16/2010/TT-BTNMTquy định trình tự,
thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai quy định:
“3. Đối với trường hợp tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng
trái phép trên đất thì người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng
chế hành chính để buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm,
bao gồm:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”
Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng
trái phép trên đất thuộc về chủ tịch UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
UBND xã không có thẩm quyển ra quyết định mà chỉ có thẩm quyền tổ chức việc
cưỡng chế thi hành theo quyết định của cấp trên.
- UBND xã có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính.
Điều 28quy định: “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị
đến 2.000.000 đồng;
4. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra;
5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
6. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây
trồng, văn hoá phẩm độc hại;
7. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
- Nếu gia đình kia không tham dự Hòa giải theo triệu tập của UBND Xã, thì
trình tự giải quyết như sau:
+ UBND tiến hành triệu tập lần thứ 2, nếu một bên đương sự vẫn tiếp tục vắng
mặt thì UBND ra biên bản hòa giải không thành vì một bên đương sự vắng mặt.
+ Sau đó, gia đình anh (chị) nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nơi có bất động sản
giải quyết.
- Nếu gia đình anh (chị) nộp đơn cho UBND rồi tự ý tháo dỡ thì không đúng theo
quy định của pháp luật như phân tích ở ý 1 ở trên. Thẩm quyền ra quyết định và
thực hiện do cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Để đảm bảo quyền và lợi ích của
gia đình, gia đình anh (chị) nên nhờ có quan có thẩm quyền can thiệp
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận