Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 05 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương.
Hỏi: Tôi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước được 20 năm, là 01 hợp đồng lao động đang hưởng lương cán sự từ năm 2011 đến nay, 01.08.2013 đến 01.08.2015 đang hưởng 2,86 và đến thời hạn nâng lương, cơ quan đã xét cho tôi lên 01 bậc là 3,06.Tuy nhiên trong 04 năm qua tôi có tham gia học đại học từ xa và đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng đại học vào ngày 06.08.2015. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có được xét nâng bậc lương theo bằng Đại học hay không? (Hà Phương - Bắc Ninh)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ theo điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:
"Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh: a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương".
Theo thông tin anh (chị)cung cấp thìanh (chị)thuộc ngạch hành chính, yêu cầu đối với ngạch này là trung cấp hành chính. Sau khi được cấp bằng đại học, nếu cơ quan, đơn vị đồng ý bố trí bạn vào chức danh mới phù hợp với trình độ đào tạo mới thìanh (chị)phải ký thêm phụ lục hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động mới. Khi được chuyển ngạch, chức danh phù hợp với trình độ thìanh (chị)sẽ được xét nâng bậc lương theo bằng đại học.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận