-->

Có được lập di chúc có điều kiện?

Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời gian nhất định thì chỉ khi đã hết hạn đó di sản mới được đem chia

Hỏi: Tôi muốn lập di chúc cho cháu ruột tôi, cho nó một căn nhà nhưng với điều kiện nó vẫn phải để cho em ruột tôi cũng là cô ruột của nó ở cho đến khi mất mới được lấy căn nhà đó, điều kiện này có được ghi vào di chúc và xem là hợp pháp không?2- Và như thế nó chỉ được quyền sang tên cho nó khi bà cô này mất? có được không?3- Tôi muốn cho một căn nhà cho em tôi, nhưng chỉ chứng thực tại UBND quận thôi (không phải ở phường vì tôi không muốn ai biết - phường có nhiều người quen với nhà tôi), vậy có làm được thủ tục chuyển nhượng tên sổ hồng không? (là giấy CNQ SD đất và Nhà) (Phạm Ba - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, hạn chế phân chia di sản

Điều 686 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về trường hợp hạn chế phân chia di sản như sau:

"Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời gian nhất định thì chỉ khi đã hết hạn đó di sản mới được đem chia.Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế".

Khi bạn lập di chúc để lại di sản thừa kế cho cháu bạn,kèm theo điều kiện cho em bạnở cùng cho đến khi mất. Đây là một điều kiện làm hạn chế phân chia di sản của người chết và chỉ khi người em của bạn tức cô ruột của người thừa kế chết thì người cháu mới được hưởng thừa kế là căn nhà do bạn để lại. Đây là ý chí của bạn tự do định đoạt quyền phân chia di sản và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi người cô chết đi thì người cháu mới có quyền hưởng toàn bộ căn nhà, đó là tài sản thừa kế mà người thừa kế được nhận. Lúc này chính thức di sản thừa kế được phân chia theo di chúc. Người cháu có quyền thừa kế căn nhà và sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Thứ hai, quy định về tặng cho quyền sử dụng đất

Điều 722 quy định: "Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa cácbên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai."

Theo quy định tại điểm akhoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản.

Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, khi bạn muốn tặng cho quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở thì phải lập thành hợp đồng tặng cho. Bạn có thể công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Nếu bạn làm thủ tục chứng thực hợp đồng thì phải chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã). Việc bạn chứng thực tại UBND quận (UBND cấp huyện) là không đúng trình tự, thủ tục. nếu bạn không muốn chứng thực tại UBND cấp xã thì bạn có thể lựa chọn cách khác là công chứng tại các văn phòng công chứng.

Để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất, đầu tiên bạn cần phải lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất và có công chứng, chứng thực hợp đồng. Sau đó, bạn cần chuẩn bị nwhngx giấy tờ sau để đề nghị thay đổi tên trên giấy chứng nhận:

- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Chứng minh thư nhân dân;

- Sổ hộ khẩu;

Nếu như hợp đồng tặng cho giữa bạn và em bạn chứng thực sai thẩm quyền thì đã vi phạm về trình tự, thủ tục. Hợp đồng đó vô hiệu dẫn đến không thể sang tên trên Giấy chứng nhận được.

Như tôi đã tư vấn, bạn có thể lựa chọn cách khác là công chứng hợp đồng tặng cho tại văn phòng công chứng và sau đó chuẩn bị ồ sơ yêu cầu sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.