Điều 57 Luật đất đai 2013 có quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất.
Hỏi: Gia đình tôi có mảnh đất 1.200m2 dọc theo đường Quốc lộ của ông nội để lại. Trước đây, bố mẹ tôi đã làm nhà tre để ở nhưng 1 thời gian sau, bố mẹ tôi lại chuyển đến 1 chỗ khác ở (cách mảnh đất đó khoảng gần 1 cây số) sau đó cho 1 người khác ở nhờ 1 thời gian, đến khi họ không ở nữa, gia đình tôi lại trồng cây keo và cây sắn. Hiện tại, bố mẹ tôi muốn quay lại mảnh đất đó để làm nhà, do nhà ở hiện tại rất khó khăn, đường đi lối lại không có. Nhưng đến khi làm nhà thì bị chính quyền xã đình chỉ không cho làm (đến nay đã đình chỉ gần 6 tháng) vì sổ đỏ đã ghi sai, đó là từ đất trồng màu sang đất trồng 2 vụ lúa. Sau khi bị đình chỉ, gia đình tôi đã làm mọi thủ tục để gửi lên Uỷ ban nhân dân xã, phòng tài nguyên môi trường huyện. Sau đó ủy ban xã ( gồm chủ tịch xã, địa chính, trưởng thôn) đã đến xác minh rằng mảnh đất mà gia đình đang làm nhà không phải là đất trồng lúa như sổ đỏ đã cấp và làm nhà được trên mảnh đất này. Nhưng khi gia đình tôi đến phòng Tài nguyên môi trường huyện và văn phòng đăng ký đất đai xin chuyển đổi thì những cơ quan này từ chối không làm cho. Vậy, tôi xin hỏi, gia đình tôi có thể làm nhà được nữa hay không và cơ quan nào có thể giải quyết việc này giúp gia đình tôi?(Đức Giang - Thái Nguyên)
Điều 52 Luật đất đai 2013 thì việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo thông tin bạn đưa ra thì diện tích đất này gia đình bạn được ông nội để lại và có mục đích sử dụng là trồng lúa. Qua thời gian sử dụng thì hiện tại đã được Ủy ban nhân dân xã xác nhận không phải là đất trồng lúa như trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Tuy nhiên, hiện tại gia đình bạn đang muốn xây nhà trên đất này và xin chuyển mục đích sử dụng đất. Việc phòng Tài nguyên và môi trường từ chối việc cho chuyển mục đích sử dụng đất là hoàn toàn hợp lý.
"1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng".
Theo quy định trên, không có hình thức chuyển mục đích trực tiếp từ đất trồng lúa sang đất ở. Vì vậy nên gia đình bạn không thể chuyển trực tiếp như trên. Hơn nữa, theo quy định của luật đất đai thì người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất nhà bạn có mục đích là đất trồng lúa, khi chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì bạn sẽ không được xây nhà trên đất đó.
Theo quy định điều 59 Luật đất đai 2013 thì UBND huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, HGĐ. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo). Vậy nên, phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề của bạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận