-->

Chuyển sang ngạch lương mới sẽ không được giữ lại hệ số lương hiện tại

Viên chức chuyển sang ngạch lương mới và hệ số lương sẽ chuyển về bậc 1 của ngạch đó. Sau đó tùy theo thâm niên công tác để tính chuyển ngang bậc đối với ngạch mới.

Hỏi: Vợ tôi hiện là điều dưỡng trung cấp làm việc tại Bệnh viện đa khoa công lập theo chế độ Hợp đồng dài hạn trong chỉ tiêu biên chế. Mức lương hiện tại là 2,86 - bậc 6 (đã có thâm niên 12 năm công tác). Năm 2010 vợ tôi được Sở Y tế cử đi học cử nhân điều dưỡng và đã tốt nghiệp năm 2014 tại trường Đại học Y Hà Nội Năm 2015 Bệnh viện tổ chức thi tuyển viên chức. Vợ tôi đã tham gia thi và đã trúng tuyển ở ngạch cử nhân điều dưỡng đại học. Vậy cho tôi hỏi: Việc xếp chuyển lương cho vợ tôi sẽ được thực hiện như thế nào? Theo như đồng chí giám đốc nói thì vợ tôi sẽ chuyển sang ngạch mới và hệ số lương sẽ chuyển về bậc 1 của đại học là 2.34 (thấp hơn hệ số lương hiện tại). Và 3 năm sau thì vợ tôi mới được xét thâm niên công tác để tính chuyển ngang bậc đối với ngạch mới. Như vậy có đúng không? (Văn Quang - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (25/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật không còn phân chia viên chức theo ngạch mà sử dụng thuật ngữ "chức danh nghề nghiệp" (Nghị định 17/2013/NĐ-CP). Theo như thông tin mà bạn cung cấp, vợ bạn trước đó là điều dưỡng viên thuộc ngạch điều dưỡng viên trung cấp tương đương với chức danh nghề nghiệp là điều dưỡng trung cấp sau đó tham gia thi tuyển viên chức hệ cử nhân đại học nghề điều dưỡng tương đương chức danh nghề nghiệp là điều dưỡng. Như vậy, vợ của bạn hiện giờ là viên chức loại A1 theo quy định của Nghị định 17/2013/NĐ-CP và thuộc bảng 3 theo quy định về bảng lương Nghị định 204/2004/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung tại quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Vì vợ bạn không giữ chức danh lãnh đạo, do đó việc xếp chuyển lương được tính theo vị trí công việc hiện tại. Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP: "Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương: a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm".

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP: "Thực hiện nâng bậc lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh. Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xem xét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau: a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương. b) Đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xét nâng bậc lương như sau: b1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương. b2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương. c) Các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định".

Như vậy, giải thích của đồng chí giám đốc là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.