Chủ sở hữu đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không phụ thuộc vào ý kiến của chủ thể khác.
Hỏi: Vợ chồng tôi có 6 người con, năm 1998 được nhà nước cấp cho một thửa đất rộng 500m2. Nay các con tôi đã lập gia đình và ra ở riêng, đất mà các con tôi đang ở là do tôi mua cho. Bây giờ tôi muốn chuyển nhượng thửa đất nhà nước cấp cho gia đình tôi vào năm 1998, 6 người con của tôi có 5 người đồng ý chỉ còn đứa con thứ 02 là không đồng ý. Vậy tôi phải làm thế nào để chuyển nhượng thửa đất trên? (Lương Mai - Thái Bình)
Luật gia Bùi Ánh Vân – Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nhà nước công nhận và bảo đảm quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất bằng cáchcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đó.
Người sử dụng đất có các quyền quy định tại Điều 179Luật Đất đai 2013 gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Điều kiện để thực hiện các quyền trên là:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Nếu mảnh đất nhà bácđã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì những người có tên trong Giấy chứng nhận đó được quyền chuyển nhượng cho người khác.
Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho cá nhân thì người đó và vợ (chồng) (nếu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận người đó đã kết hôn) được toàn quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó. Nếu người được cấp là vợ chồngbácthì chỉ vợchồng báccó quyền chuyển nhượng mảnh đất mà không cần phải có sự đồng ý của các con.
Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình,thì tất cả những thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình bácđều phải ký vào văn bản chuyển nhượng. Hiện nay, việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu. Theo đó những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm mảnh đấtđược cấp giấy chứng nhận và vợ hoặc chồng của những người đó (nếu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận họ đã đăng ký kết hôn) đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất và đều có quyền chuyển nhượng mảnh đất đó. Nếu trong hộ có người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì việc chuyển nhượng mảnh đất do người giám hộ của họ thực hiện. Như vậy, nếu tại thời điểm mảnh đất nhà bácđược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ gia đình mà người con trai thứ haicó tên trong sổ hộ khẩu nhà bácthì con trai báccũng có quyền đối với mảnh đất đó (kể cả hiện nay con trai bácđã chuyển hộ khẩu đi nơi khác hay chưa). Vợ chồngbáckhông thể bán mảnh đất đó khi chưa có sự đồng ý của người convà những thành viên khác trong gia đình. Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần có sự tham gia và chữ ký của tất cả các thành viên trong gia đình tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận