Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Hỏi: Tôi có 1500m vuông đất trồng lúa tự khai thác và được cấp bìa sử dụng đất trước năm 2004. Nay tôi đổ đất để nâng cao mặt ruộng để chuyển đổi canh tác thành cây trồng hàng năm.vậy tôi làm đơn xin chuyển đổi canh tác thì chính quyền địa phương phải giải quyết chậm nhất trong thời gian bao lâu, quy định pháp luật thế nào và tôi có được đổ đất để chuyển đổi canh tác hay không? (Đức Giang - Hà Nội)
Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất chồng lúa. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa:
“1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
2. Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai”.
Bạn chưa được chính quyền địa phương đồng ý cho việc thay đổi chuyển mục đích sử dụng đất mà đã có hành vi đổ đất, bồi đắp đất trồng lúa. Hành vi này đã không thực hiện đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa; làm thay đổi mặt bằng đất trồng lúa, làm thoái hóa đất trồng lúa.
Như vậy, bạn chưa được cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm mà đã đổ đất bồi đắp đất trồng lúa là trái với quy định pháp luật.
Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
“1. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
c) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
2. Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.
3. Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản”.
Như vậy, Bạn phải làm hồ sơ đăng ký chuyển đổi thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Để được chuyển đổi canh tác trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa thì phải được sự đồng ý của UBND xã. Pháp luật không có quy định gì về thời hạn giải quyết trong trường hợp này. Việc chuyển đổi này hoàn toàn thuộc về ý kiến chủ quan, kế hoạch của UBND cấp xã.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận