Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông vào các hoạt động và và giải quyết các công việc của mình, để giải phóng các luồng di chuyển thông tin nhằm khắc phục các rào cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý...

Hiện nay công nghệ thông tin và truyền thông đang đóng một vị trí cực quan trọng trong việc giải phóng sức lao động và tăng cường hiệu quả lao động ở mọi ngành, mọi cấp của mọi quốc gia. Chính phủ hiện tại của nhiều quốc gia trên đã sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông vào các hoạt động của mình dần chuyển thành Chính phủ Điện tử. Chính phủ Việt Nam của chúng ta cũng đang bắt tay vào việc xây dựng Chính phủ điện tử của mình.
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Vậy, Chính phủ điện tử là gì?


Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông vào các hoạt động và và giải quyết các công việc của mình, để giải phóng các luồng di chuyển thông tin nhằm khắc phục các rào cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý dựa trên các giấy tờ truyền thống, sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông để cải tiến việc tiếp cận, và cung cấp dịch vụ của Chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân, các đối tác kinh doanh và người lao động. Hàm ý đằng sau định nghĩa này là việc hiểu Chính phủ Điện tử là việc tự động hóa, vi tính hóa các thủ tục giấy tờ hiện hành và qua đó tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lược, giao dịch kinh doanh, lắng nghe người dân và cộng đồng cũng như trong việc tổ chức và cung cấp thông tin. Chính phủ điện tử còn nhằm mục đích tăng cường năng lực của Chính phủ theo hướng quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển.

Chính phủ điện tử cần mang lại lợi ích cho người dân cung cấp các hàng hóa và dịch vụ một cách có hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên chính phủ. Chính phủ điện tử phải là Chính phủ đơn giản hóa các thủ tục, và tăng cường tính hiệu quả trong quá trình phê duyệt. Chính phủ điện tử còn hỗ trợ và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhằm đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.

Mục đích của Chính phủ điện tử là làm cho các mối tác động qua lại giữa người dân, doanh nghiệp, nhân viên Chính phủ và các cơ quan quan của Chính phủ với Chính phủ trở nên thuận tiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn.

Trong hệ thống Chính phủ Điện tử , từng cá nhân có khả năng đưa ra yêu cầu đối với một dịch vụ cụ thể củ Chính phủ và nhận được dịch vụ đó thông qua mạng Internet hoặc một số cơ chế được vi tính hóa. Trong nhiều trường hợp các giao dịch của Chính phủ được thực hiện mà người cần giao dịch không càn thiết phải tiép xúc trực tiếp với công chức của Chính phủ.

Thông thường chỉ có 4 dạng giao dịch với Chính phủ: 1, Chính phủ với Công dân; 2, Chính phủ với doanh nghiệp; 3, Chính phủ với người lao động; 4, Chính phủ với Chính phủ.

Giao dịch thứ nhất, giữa Chính phủ với công dân cơ bản bao gồm như việc gia hạn các giấy phép, cấp khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mâux nộp thuế thu nhấp, cũng như các hỗ trợ của người dân đối với các dịch vụ công như giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin, bệnh viện, thư viện và nhiều dịch vụ khác.

Giao dịch thứ hai, giữa Chính phủ và doanh nghiệp gồm các dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa Chính phủ với các Hiệp hội doanh nghiệp từ việc trao đổi, phổ biến các chủ trương chính sách của Nhà nước, các quy định, các thể chế pháp luật. Các dịch vụ được Chính phủ điện tử cung cấp bao gồm các truy cập các thông tin liên quan đến kinh doanh, xin giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế. Các dịch vụ này có tác dụng hỗ trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở mức độ cao hơn, Chính phủ điện tử giúp việc mua sắm điện tử và trao đổi trực tuyến giữa Chính phủ với doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ của chính phủ cho doanh nghiệp. Việc mua sắm điện tử làm cho quá trình đấu thầu trở nên minh bạch, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia đấu thầu đối với các dự án lớn của Chính phủ. Hệ thống này giúp cho Chính phủ có thể tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn thông qua việc cắt giảm các chi phí cho người trung gian và giảm chi phí hành chính của các địa lý mua bán.

Các giao dịch thứ ba giữa Chính phủ với người lao động bao gồm cả các giao dịch của Chính phủ với công dân ở phần thứ nhất, và các dịch vụ khác dành riêng cho các công chức chính phủ như việc cung cấp việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qau đó cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày cũng như cách giải quyết công việc với người dân.

Các giao dịch thứ tư, giữa chính phủ với chính phủ được triển khai ở hai cấp độ: Với địa phương và với cấp độ quốc tế. Đó là các giao dịch giữa chính phủ ở tầm quốc gia với chính phủ địa phương, giữa các vụ, các công ty và với các cơ quan địa phương có liên quan. Bên cạnh đó là các giao dịch giữa chính phủ với các chính phủ nước khác và với các cơ quan quốc tế, và ngoại giao.

Các mục tiêu của Chính phủ điện tử


- Tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn thông qua mối quan hệ tương tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp bằng cách giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục và chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả. Chính phủ điện tử có thể tạo ra các điều kiện thu hút đầu tư.

- Khách hàng trực tuyến không phải xếp hàng. Điều này liên quan đến việc cung cấp một cách hiệu quả các hàng hóa và dịch vụ công cộng cho người dân thông qua việc phản hồi nhanh chóng của Chính phủ với sự tham gia tối thiểu của các nhân viên chính phủ.

- Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân.Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của chính phủ thông qua ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong quản lý và điều hành cũng như mở ra cơ hội mới cho nhân dân chủ động tham gia vào việc hoạch định các chính sách của Chính phủ. Với sự điều hành minh bạch chính phủ sẽ hạn chế được tình trạng tham nhũng của mình. Việc phổ biến một cách rộng rãi thông tin bằng Công nghệ thông tin và truyền thông sẽ hỗ trợ cho việc trao quyền cho người dân cũng như quá trình quá trình đưa ra quyết định của chính phủ. Sự minh bạch của thông tin không những chỉ thể hiện tính dân chủ trong điều hành của Chính phủ, mà còn có thể gây dựng những niềm tin giữa các nhà lãnh đạo chính phủ và tính hiệu quả bắt buọc trong điều hành chính phủ.

- Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan Chính phủ. Năng suất lao động của các nhân viên trong các cơ quan thuộc cơ cấu của Chính phủ bằng cách cắt giảm văn phòng và việc quản lý giấy tờ, nâng cao năng lực quản lý kế hoạch của chính phủ.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu và vùng xa. Công nghệ thông tin sẽ giúp cho Chính phủ có thể vươn tới các nhóm, cộng đồng thiểu số và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các vùng sâu và xa.

Cuối cùng mục tiêu của chính phủ điện tử là cải tiến mối tương tác qua lại giữa 3 chủ thể chính của xã hội là Chính phủ, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình


Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].