-->

Chia lại ruộng và dồn lô đổi thửa có giống nhau không?

Chia lại ruộng đất là nhà nước thực hiện chính sách dồn đổi, chia lại ruộng đất cho nông dân theo những quy chuẩn nhất định. Việc dồn lô, đổi thửa thì là việc các cá nhân tách hoặc nhập phần diện tích đất nông nghiệp của mình vào một mảnh khác.

Hỏi: Nhà tôi trước đây năm 2000 có mua lại ruộng đất của 1 nhà B, trên giấy tờ ghi là khi nào chia lại ruộng đất thì nhà tôi mới phải trả lại ruộng. Nhưng từ năm 2000 đến nay vẫn chưa chia lại ruộng mà chỉ là dồn lô đổi thửa thôi. Nay bên B quay lại đòi ruộng. Đề nghị Luật sư tư vấn, nhà tôi có phải trả lại ruộng không và trả lại ruộng thì bên B có phải trả lại số tiền cả gốc vàlãi trước đây cho nhà tôi không? (Nguyễn Hữu Sơn – Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thu Trang - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 409.Giải thích hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự 2005

“1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó.

2. Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.

3. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.

4. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

5. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.

6. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

7. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

8. Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế”.

Thứ nhất vấn đề của anh (chị) có liên quan đến hợp đồng mua bán đất nông nghiệp của nhà anh (chị) với B. Trong nội dung hợp đồng của anh (chị) có thỏa thuận về thời gian, giá thuê, phương thức trả và các nội dung khác đều phải được thực hiện theo hợp đồng trừ trường hợp các điều khoản trái với quy định của pháp luật. Ở đây do anh (chị) không cung cấp đầy đủ thông tin về việc phương thức thanh toán hoặc là trả tiền lãi như thế nào.

Thứ hai vấn đề của anh (chị) là hiểu rõ thế nào là dồn lô đổi thửa và chia lại ruộng đất có khác nhau hay không.Về việc chia lại ruộng đất là nhà nước thực hiện chính sách dồn đổi, chia lại ruộng đất cho nông dân theo những quy chuẩn nhất định, sát nhập các mảnh ruộng nhỏ vào một hoặc 2 mảnh ruộng lớn để thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

Còn việc dồn lô, đổi thửa thì là việc các cá nhân tách hoặc nhập phần diện tích đất nông nghiệp của mình vào một mảnh khác hoặc là đổi cho người khác.

Đây là khái niệm được đưa ra bởi cá nhân. Còn đối với trường hợp của anh (chị) thì cần xem xét lại nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng để có thể thống nhất cách hiểu chung nhất giữa 2 bên hợp đồng và nếu không thỏa thuận được về vấn đề này thì có thể đi đến cách khác đó là qua hòa giải tại xã,

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.