tài sản thừa kế và theo luật thì mảnh đất được chia đều cho các người con nên việc bán mảnh đất đó không được sự đồng ý của các thành viên còn lại của A là trái pháp luật
Hỏi: Bà ngoại tôi có một mảnh đất diện tích 92m2 đât ở có sổ đỏ đứng tên bà ngoại tôi,và bà có 3 người con gái, tạm gọi ba người con gái là Bà (A) bà (B) bà (C) và người tranh chấp là ông (D).Bà (A) là con cả đã vao nam định cư, Bà (B) lên sơn la sinh sống, Bà (C) đã chết và tôi là con của bà (C).Hiện tại ông (D) đang được cho ở nhờ và Bà (A) có cầm của ông (D) một số tiền 100 triệu và đưa cho ông (D) sổ đỏ của mảnh đất đó,tôi không rõ giấy tờ giữa bà (A) và ông(D) viết là giấy vay tiền hay bán đất.Bà (B) nói là không lấy phần của bà trên mảnh đất đó nên không hợp tác với tôi để đuổi nhà ông (D) ra khỏi mảnh đất.Bây giờ tôi muốn đuổi ông (D) ra khỏi mảnh đất đó thì phải làm sao mong luật sư tư vấn giúp tôi.và thủ tục như thế nào mong luật sư chỉ giup tôi? (Thành Hải - Quảng Nam)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Tính hợp pháp của hợp đồng giữa D và A:
Trơng trường hợp giấy viết giữa A và D là hợp đồng vay mượn thì không ảnh hưởng gì đến sự việc và bạn có thể yêu cầu ông D rời khỏi mảnh đất đó.
Trơng trường hợp giấy viết tay giữa A và D là hợp đồng mua bán nhà đất thì bạn và gia đình nên kiện ra tòa án và yêu cầu tòa án tuyên bản hợp đồng trên là vô hiệu.
Căn cứ pháp lý :điểm đ tiểu mục 2.1 điểm 2 mục 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10 tháng 08 năm 2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà toàn bộ hoặc một phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 137, Điều 146 của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 này.”
Vì đây là tài sản thừa kế và theo luật thì mảnh đất được chia đều cho các người con nên việc bán mảnh đất đó không được sự đồng ý của các thành viên còn lại của A là trái pháp luật nên hợp đồng đó vô hiệu về nội dung. Ngoài ra bản hợp đồng đó chưa được công chứng chứng thực tại cơ quan nhà nước nên vi phạm về hình thức. từ đó có thể kết luận, bản hợp đồng là vô hiệu, D phải trả lại đất cho A và các thành viên khác, A trả lại tiền cho D.
Ngoài ra tòa án sẽ xác định lỗi của các bên làm cho hợp đồng vô hiệu và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Các xác định lỗi theo điểm c2 tiểu mục 2.3 điểm 2 mục 2 của nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận