-->

Chỉ có hợp đồng miệng, quyền lợi của công nhân có được bảo vệ không?

Khi chứng minh được sự tồn tại của lao động thực tế giữa người lao động và công ty, cơ quan có thẩm quyền sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Hỏi: Tôi làm công nhân trong Công ty điện tử X ở Thái Nguyên với thời hạn 07 tháng. Khi làm việc ở đây, công ty chỉ thỏa thuận miệng chứ không ký bất kỳ bản hợp đồng nào với chúng tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, khi xảy ra tranh chấp, quyền và lợi ích của chúng tôi có được pháp luật bảo vệ không? (Liên Hoa – Thái Nguyên)
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everst - trả lời:

Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.

Điều 50 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;
d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu”.

Mặc dù pháp luật quy định hình thức hợp đồng lao động phải bằng văn bản đối với những hợp đồng lao động trên 3 tháng nhưng không quy định việc vi phạm hình thức hợp đồng lao động sẽ dẫn đến vô hiệu hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp, anh (chị) phải chứng minh được sự tồn tại lao động thực tế giữa anh (chị) và công ty như: sự làm chứng của các đồng nghiệp; các giấy tờ, phiếu lương.... Lúc đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của anh (chị).

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.