-->

Chế độ thăm nuôi người bị tạm giữ, tạm giam

Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 thì người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được gặp nhân thân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.

Hỏi: Chồng em bị bắt tạm giam từ ngày 27/05/2015 đến nay là 14/05/2016 về tội chiếm đoạt tài sản gần 01 năm nhưng gia đình chưa đc thăm gặp vì chưa xét xử, nên hiện nay em có thấy thông tin mới là từ 01/07/2016 người tạm giữ đc thăm gặp người nhà. Đề nghị Luật sư tư vấn, em cógặp được không? Và muốn gặp thì phải làm thủ tục như thế nào? (Trần Tiến - Hà Nội)

 >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm hiện tại người bị tạm giam, tạm giữ vẫn có quyền được gặp thân nhân theo trình tự, thủ tục tại Quy chế về tạm giữ, tạm giam mà không phải chờ tới ngày 01/07/2016. Tuy nhiên, quy định hiện tại chưa cụ thể, rõ ràng về số lần gặp, trách hiệm của người đứng đầu cơ sở giam giữ,....
Từ ngày 01/07/2016, Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 có hiệu lực thi hành. Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật này quy định: "Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được gặp nhân thân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự".

Điều 22 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 quy định về việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam:

"1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp".

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.