Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 23 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Hỏi: Luật sư cho em hỏi về trường hợp dưỡng sức sau ốm đau: có một em hậu phẩu thuật đứt dây chằng, đã nghỉ 30 ngày ốm thường. Có thể làm nghỉ dưỡng sức được cho trường hợp này không? (Phan Thảo - Thái Nguyên)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo khoản 1 Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau: “1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”.
Sau khi đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ ốm đau, mà sức khỏe còn yếu thì vẫn được nghỉ dưỡng sức, theo quy định tại Khoản 1 và 3, Điều 26, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau: “1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 23 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. 3. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại nhà, bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung”.
Sau khi hết thời hạn nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau mà sức khỏe em của bạn vẫn yếu và vẫn có mong muốn được nghỉ dưỡng sức thì em bạn có thể viết đơn xin nghỉ làm không lương. Về việc xin nghỉ làm không lương thì pháp luật không quy định vấn đề này, mà nó phụ thuộc vào tính chất, mức độ công việc, và sự thỏa thuận giữa người lao động với công ty chủ quản. Tuy nhiên, Nếu công ty đồng ý cho em của bạn nghỉ không lương thì công ty cũng sẽ không đóng cho chị các khoản Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể vì các chế độ này liên quan đến mức lương của người lao động.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận