Chấm dứt hợp đồng lao động đối với tập sự nữ mang thai

Chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.

Hỏi: Tôi đang làm giáo viên tại một trường trung học, hiện nay tôi mang thai 4 tháng. Tôi nghe Hiệu trưởng nói, nếu tôi sinh sẽ cắt hợp đồng vì thời gian tập sự không được nghỉ thai sản. Đề nghị luật sư tư vấn liệu tôi có bị đuổi việc không, quy định pháp luật trong trường hợp này là thế nào?



>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198



Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Chấm dứt hợp đồng với người tập sự.

Chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.

Theo quy định của pháp luật, người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp: “1. Người tập sự bị chấm dứt Hợp đồng làm việc khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 2. Đơn vị sử dụng viên chức đề nghị người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc nếu có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên được đơn vị sự nghiệp công lập trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú” (Điều 24 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức).

Quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

Tại điều 39 Bộ luật lao động năm 2012 cũng có quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau: “….3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này (Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động); 4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Ngoài ra, tại điều 157 Bộ luật lao động năm 2012 cũng có quy định về nghỉ thai sản như sau: "1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. 2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. 4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội".

Trường hợp của bạn là giáo viên tập sự, đang có thai còn được quy định tại Điều 29 Khoản 3 Luật viên chức năm 2010 như sau: “Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau: a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép; c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động”.


Hợp đồng làm việc ở đây là thuật ngữ xác định chung trong cả thời gian tập sự và thời gian làm việc chính thức. Do đó khi bạn đang trong thời gian có thai sẽ không bị chấm dứt hợp đồng làm việc.

Từ những căn cứ trên có thể thấy rằng: trường hợp của bạn thuộc trường hợp cấm người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn;cũng không rơi vào các trường hợp mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, hiệu trưởng trả lời sẽ cắt hợp đồng với bạn là hoàn toàn trái với quy định pháp luật.

Nếu Hiệu trưởng chấm dứt hợp đồng với bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại tới công đoàn cơ sở (nếu có) hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Nếu không giải quyết được hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi để yêu cầu Tòa án giải quyết.


Khuyến nghị:
1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail:[email protected].
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.