-->

Cầm cố giấy tờ có giá, một số điều kiện luật định

Điều kiện cầm cố giấy tờ có giá trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định giấy tờ có giá cũng là một loại tài sản và cũng cho phép ký quỹ bằng giấy tờ có giá, do vậy, trong cầm cố, thế chấp, giấy tờ có giá được xem là một loại tài sản đảm bảo trong giao dịch dân sự, chẳng hạn: quy định về công trái, hồi phiếu, giấy tờ công trái, hối phiếu, giấy tờ có giá.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cầm cố tài sản là việc giao tài sản, mà không nêu rõ tài sản cầm cố có bao gồm giấy tò có giá hay không. Tuy nhiên, về bản chất giấy tờ có giá là một loại tài sản, nên đương nhiên vẫn được phép cầm cố.Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cầm cố tài sản là việc giao tài sản, mà không nêu rõ tài sản cầm cố có bao gồm giấy tò có giá hay không. Tuy nhiên, về bản chất giấy tờ có giá là một loại tài sản, nên đương nhiên vẫn được phép cầm cố.

Thứ nhất, theo Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005, việc cầm cố hối phiếu (gồm hối phiếu đòi nợ và hôi phiếu nhận nợ) được thực hiện khi hối phiếu có đủ các điều kiện để được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, việc cầm cố cổ phần, cổ phiếu của các tổ chức tín dụng cổ phần cũng bị hạn chế trong một số trường hợp tại thòi điểm cầm cố hoặc thời điểm phải xử lý chuyển nhượng cổ phần. Đó là, tổ chức tín dụng không được nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng để cấp tín dụng; và cổ đông là cá nhân cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của tổ chức tín dụng cổ phần không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.
"1. Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ." (Khoản 1 Điều 56 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)"
Việc pháp luật quy định không được chuyển nhượng cổ phần, tức là bị hạn chế quyền định đoạt và cũng tương đương vói việc không được cầm cô trong trường hợp này

Thứ ba, theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, bị hạn chế việc cầm cố cổ phần vì vướng quy định không được chuyển nhượng sô cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trưóc thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Như vậy, nếu việc cầm cố không được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, thì khi xử lý cô phiếu cầm cố, sẽ không được chuyển nhượng cho người khác trong thời hạn trên

Thứ ba, theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, bị hạn chế việc cầm cố cổ phần vì vướng quy định không được chuyển nhượng sô cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trưóc thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Như vậy, nếu việc cầm cố không được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, thì khi xử lý cô phiếu cầm cố, sẽ không được chuyển nhượng cho người khác trong thời hạn trên

Thứ tư, theo Luật doanh nghiệp năm 2014, việc cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản là cổ phần, cổ phiếu của cổ đông sáng lập bị hạn chế khi phải xử lý tài sản bảo đảm vì quy định trong thòi hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác; nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
"3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó". (Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Vì vậy, để tránh vướng mắc, thì cần được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông tại thời điểm cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, đồng thời với việc cho phép chuyển nhượng cho ngưòi không phải là cổ đông sáng lập.

Tham khảo:Sách 9 biện pháp đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng, tác giả: Luật sư Trương Thanh Đức (trọng tài VIAC), nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2017

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]