Pháp luật quy định về điều kiện cầm cố giấy tờ có giá trong một số trường hợp như sau:
Thứ nhất, điều kiện cầm cố hối phiếu
Theo Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005, việc cầm cố hối phiếu (gồm hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ) được thực hiện khi hối phiếu có đủ các điều kiện để được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật (Chương II về “Hối phiếu đòi nợ” và Chương III về “Hối phiếu nhận nợ”).
Khoản 5 Điều 126 Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:"5. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng."
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, việc cầm cố cổ phần, cổ phiếu của các tổ chức tín dụng cổ phần cũng bị hạn chế trong một số trường hợp tại thời điểm cầm cố hoặc thời điểm phải xử lý chuyển nhượng cổ phần. Đó là, tổ chức tín dụng không được nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng để cấp tín dụng.
Và cổ đông là cá nhân cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của tổ chức tín dụng cổ phần không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.
Khoản 1 Điều 56 Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: "1. Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ."
Việc pháp luật quy định không được chuyển nhượng cổ phần, tức là bị hạn chế quyền định đoạt và cũng tương đương vói việc không được cầm cô trong trường hợp này.
Thứ ba, điều kiện cầm cố cổ phần của doanh nghiệp có vốn nhà nước
Điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 59/2011/NĐ của Chính phủ ngày 18/07/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phầnquy định:"c) Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận".
Theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, bị hạn chế việc cầm cố cổ phần vì vướng quy định không được chuyển nhượng số cố phần mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng sô' cổ phần này trưóc thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Như vậy, nếu việc cầm cố không được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, thì khi xử lý cổ phiếu cầm cố, sẽ không được chuyển nhượng cho người khác trong thời hạn trên;
Thứ tư, điều kiện cầm cố cổ phần, cổ phiếu cổ đông trong công ty cổ phần
Theo Luật doanh nghiệp năm 2014, việc cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tài sản là cổ phần, cổ phiếu của cổ đông sáng lập bị hạn chế khi phải xử lý tài sản bảo đảm vì quy định trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác; nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự châ'p thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Vì vậy, để tránh vướng mắc, thì cần được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông tại thời điểm cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, đồng thời với việc cho phép chuyển nhượng cho ngưòi không phải là cổ đông sáng lập.
Bình luận