Việc nội quy công ty có quy định về vấn đề đi muộn, xử phạt vi phạm, hạ xếp loại lao động, khiển trách là hoàn toàn hợp lý.
Hỏi:Nội quy lao động công ty tôi có quy định: Người lao động đi muộn về sớm lần thứ nhất bị trừ 5 điểm về ý thức chấp hành nội quy lao động; lần thứ 2 bị hạ một loại lao động so với loại lao động được xếp theo kết quả đánh giá công việc; lần thứ 3 bị khiển trách bằng văn bản.Hai là: Người lao động sử dụng lao động sử dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động là tam đình chỉ công việc 90 ngày đối với người lao động để người lao động khắc phục hậu quả, nếu không khắc phục được thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách bằng văn bản. Tôi muốn hỏi, nội quy lao động như vậy có vi phạm pháp luật không? (Thúy Vân - Ninh Bình)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, theo khoản 1 và 5, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định về nội dung của nội quy lao động: “1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. 5. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Danh mục hành vi vi phạm, mức độ vi phạm tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật lao động; mức độ thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.
Thứ hai, theo Điều 125, Bộ Luật Lao động năm 2012, quy định có 3 hình thức xử lý kỷ luật lao động là: “1. Khiển trách. 2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức. 3. Sa thải”.
Như vậy, việc nội quy công ty có quy định về vấn đề đi muộn, xử phạt vi phạm, hạ xếp loại lao động, khiển trách là hoàn toàn hợp lý.
Theo Điều 129, Bộ Luật này quy định về việc áp dụng tạm đình chỉ công việc: “1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. 2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. 3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. 4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc”.
Theo quy định tại điều luật này, thì việc tạm đình chỉ công việc của người lao động là 1 giai đoạn nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chứng minh hành vi vi phạm của người lao động để đưa ra các quyết định xử lý kỷ luật lao động( nếu có vi phạm). Vì vậy, ở quy định tại nội dung thứ hai mà bạn hỏi là hợp pháp.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận