Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản
Hỏi: Hơn một năm trước em và mấy bạn có ngồi ăn uống chung với nhau. Mấy đứa con gái say mềm, nằm ngủ tại chỗ khoảng 2 tiếng thì cũng tỉnh hơn được chút. Thấy bạn không có người tới đón mà em có người qua đón với phòng em lại gần đó, em đã rủ bạn ý về phòng ngủ tạm. Em không hề biết bạn ý mang khoảng 17 triệu theo người. Về tới cửa lên phòng thì người bạn đón 2 đứa em có đưa túi xách của bạn ý cho em cầm lên. Khi lên em có mở túi bạn ý ra tính mượn cái điện thoại gọi. Mở tìm các túi thì thấy tiền. Trong lúc đầu óc không tỉnh táo, không nghĩ hậu quả, đã trót lấy của bạn. Hôm sau tỉnh ngủ dậy cũng đã rất ân hận và sợ, nhưng không dám thú nhận. Với thấy bạn đó không muốn điều tra, nên e cũng không tự thú. Sau đó thì em có đưa tiền cho bạn ý nhiều lần. Tổng lại khoảng gần 50 triệu. Nhưng đưa em chỉ nói bạn ý cầm mà trang trải coi như mượn em dài hạn, sau này làm ăn được có thì trả lại, em không đòi (Nhưng bản thân em thì tự hiểu đó là trả lại và bồi thường dù biết bạn ý không truy cứu). Bạn ý luôn nghĩ em tốt không điều kiện. Bản thân em thấy rất day dứt nên 5 tháng trước e có thú nhận và nói rằng số tiền e đưa là số trả và bồi thường. Bạn ý tuy sốc nhưng cũng bỏ qua và lại làm bạn với em như bình thường. Từ đó tới nay chơi với nhau nhưng hễ em làm hay nói gì không phải là bạn ý lại dọa em là sẽ kiện em tới cùng. Suốt ngày dọa dẫm vậy, em sống cũng rất lo lắng. Hôm qua bạn ý có bực tức mà nói sẽ kiện. Đề nghị luật sư tư vấn, nếu bạn ấy kiện em sẽ bị xử như thế nào? ( Thu Hiền - Bình Định)
Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Hành vi của anh (chị) đã cấu thành tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, cụ thể:
"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;g) Gây hậu quả nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng".
Theo đó, hình phạt sẽ là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 138. Tuy nhiên, anh (chị) sẽ được áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ:
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
"1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;k) Phạm tội do lạc hậu;l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;m) Người phạm tội là người già;n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;o) Người phạm tội tự thú;p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt"
Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự
"Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án"
Như vậy, trong trường hợp bị kiện ra Toà, anh (chị) nên thành khẩn khai báo, hỗ trợ điều tra, cùng với đó anh (chị) đã hoàn trả và bồi thường cho bạn của anh (chị) cũng như phạm tội lần đầu, dựa trên tất cả các yếu tố đó thì hình phạt sẽ nhẹ hơn, có thể chỉ bị phạt cải tạo.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận