-->

Xin tư vấn về tách thửa đất mua từ bán đấu giá

Luật sư tư vấn về việc tách thửa đối với đất ở tại TP. Hồ Chí Minh.

Hỏi: Tôi và người quen cùng định mua chung 1 mảnh đất 400m2. Đây là đất do ngân hàng thu nợ bán đấu giá qua trung tâm bán đấu giá.Tôi và người quen cùng đứng tên mua mảnh đất này. Vậy xin hỏi Luật sư, tôi có thể đến Văn Phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên-Môi trường xin tách thửa tách thửa riêng cho mỗi người ngay sau mua trúng đấu giá được không? Hay là phải đăng kỳ Quyền Sử dụng đất đứng tên chung 2 người, sau đó mới xin tách thửa. Mảnh đất chúng tôi mua đủ điều kiện tách thửa (400m2 và rộng 21m)? (Nguyễn Hữu Sinh - TP. Hồ Chí Minh)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật đất đai của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1) Sau khi trúng đấu giá bạn và đồng sở hữu hoàn toàn có thể đến văn phòng đăng ký đất đai để được cấp GCNQSDĐ. Luật đất đai 2013 theo quy định tại điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

"1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;.."

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất;

+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính;

+ Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)

Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

2) Khi được cấp GCNQSDĐ sẽ là cơ sở để bạn và đồng sở hữu tiến hành thủ tục tách thửa. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể làm đơn xin tách thửa gửi kèm theo bộ hồ sơ xin cấp GCN. Khi có đủ điều kiện tách thửa, bạn sẽ được tách thửa và cấp GCNQSDĐ. Bạn căn cứ điều kiện để được tách thửa, đặc biệt là diện tích tối thiểu được tách thửa tại TP. Hồ Chí Minh:

Bạn tham khảo quyết định 33/2014QĐ-UBND: về diện tích tách thửa tôi thiểu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (“Giấy chứng nhận”) và không cho phép thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh. Do đó, nếu muốn tách thửa thì tất cả các thửa đất được tách phải có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu theo quyết định của UBND.

* Hồ sơ tách thửa gồm có:

- Đơn xin tách thửa;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất

* Thủ tục:

- Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;

- Trong trường hợp đủ điều kiện tách thửa thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ra công văn đồng ý cho tách thửa.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.