Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như bạn trình bày Công ty TT sở hữu độc quyền công nghệ gia truyền trong việc sản xuất đậu phộng da cá. Vậy đây được coi là bí mật kinh doanhnh, Luật sở hữu trí tuệ quy định:
"Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; 2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; 3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được".
Theo đó, qua thời gian làm việc, T đã cố tìm hiểu và thu thập được thông tin về công nghệ sản xuất đậu phông da cá. Nếu anh T có hành vi quy định tại Điều 127 thì anh T bị coi là có hành vi xâm phạmm đối với bí mật kinh doanh của công ty TT:
"Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh: a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó; b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó; c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh; d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền; đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này; e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này".
Lúc này công ty TT có đủ căn cứ chứng minh anh T đã xâm phạm bí mật kinh doanh thì công ty TT có quyền kiện anh T.
Tuy nhiên nếu anh T qua quá trình học hỏi, không có hành vi xâm phạm thì công ty TT không thể khởi kiện. Căn cứ vào khoản 3 Điều 125 quy định:
"3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây: a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp; b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này; c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại; d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập; đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng".
Thì lúc này việc anh T làm là không vi phạm pháp luật, anh T không thể bị kiện.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận