-->

Xin nghỉ không hưởng lương có tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội được không?

Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận cho người lao động nghỉ không hưởng lương, thời hạn nghỉ thì phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

Hỏi: Em là giáo viên mầm non hiện em đã công tác và đóng bảo hiểm được 18 năm 1 tháng, nay em muốn xin nghỉ không hưởng lương và tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm đến khi đủ 25 năm thì có được không? Thủ tục để tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm như thế nào xin cho em được biết? Em đã xin nghỉ không hưởng lương 3 tháng rồi và chưa tiếp tục đóng bảo hiểm. (Đinh Thanh Hằng - Vĩnh Phúc)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

Tại Điều 57 quy định: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.

Khoản 1 Điều 79 quy định: “1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất”.

Khoản 5 Điều 2 quy định: “Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy, trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì khi ngừng đóng bảo hiểm xã bắt buộc có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tham gia tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
Về mức đóng bảo hiểm tự nguyện được quy định tại khoản 2 điều 5 và điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006:

Khoản 2 điều 5 quy định: “Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung”.

Điều 100 quy định: “Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung. 2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây: a) Hằng tháng; b) Hằng quý; c) Sáu tháng một lần”.

Về thủ tục: Điều 28 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện bao gồm: “Đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại sau thời gian dừng đóng; Thành phần hồ sơ; Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (mẫu A02-TS) kèm theo 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu); Sổ BHXH đối với người đã tham gia BHXH trước đó.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.