-->

Xin giấy phép xuất nhập khẩu nước uống đóng chai, thủ tục như thế nào?

Theo quy định của luật an toàn thực phẩm và nghị định hướng dẫn thì đối với mặt hàng nước đóng chai hiện nay không phải nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu.

Hỏi: Công ty XNK tôi làm việc ở Hà Lan gần đây có tìm được đối tác nhập các mặt hàng nước uống đóng chai bên phía Việt Nam. Tuy nhiên thì đối tác này mặc dù là nhà phân phối nhưng lại chưa có giấy phép nhập khẩu. Xin hỏi công ty vậy phải làm như thế nào? (Thu Hà - Hà Nội)

 >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) và nghị định hướng dẫn thì đối với mặt hàng nước đóng chai hiện nay không phải nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu. Theo Điều 38 Luật ATTP quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu, mọi loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải qua kiểm tra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực phẩm nhập khẩu cần có bản công bố hợp quy tại Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế; và phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu”. Theo như thông tin bạn cung cấp thì sản phẩm nước uống đóng chai là loại sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật vì vậy đối tác phía Việt Nam cần phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo Điều 4 của Nghị định 38 hướng dẫn. Việc nộp hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp với quy định ATTP được hướng dẫn tại Điều 7 như sau:

"1. Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được đóng quyển như sau:

a) Hồ sơ pháp lý chung, được lập thành 01 quyển, bao gồm:

- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).

b) Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được lập thành 02 quyển, bao gồm các hồ sơ như quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định này, trừ các giấy tờ được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nộp trực tiếp hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế và Sở Y tế hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện.

3. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiến hành công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm từ sản phẩm thứ hai trở lên chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ pháp lý chung".

Theo đó, đối tác Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ pháp lý chung và lập thành 01 quyển gồm giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu). Sau đó nộp trực tiếp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế và Sở Y tế hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện.

Lưu ý riêng đối với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối tác Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 9 của Thông tư 26 thì không cần phải có giấy chứng nhận đó là:

1. Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.

2. Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

3. Cơ sở bán hàng rong.

4. Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.

5. Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Nếu đối tác Việt Nam không thuộc một trong các đối tượng trên thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.