-->

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn thực hiện thủ tục cấp GCN cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP đối với cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT)


STT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

1

Nước uống đóng chai

2

Nước khoáng thiên nhiên

3

Thực phẩm chức năng

4

Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

5

Phụ gia thực phẩm

6

Hương liệu thực phẩm

7

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

8

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó

9

Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)

Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10

Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a


Quy trình, thủ tục cấp GCN cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP của Bộ Y tế

Sau khi đăng ký hình thức kinh doanh như doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ... có ngành nghề sản xuất, kinh doanh các mặt hàng liệt kê tại mục 1 thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh ...tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp phép VSATTP theo quy trình thủ tục sau:

Quy trình, thủ tục gồm 02 bước:

Bước 1: Nộp 1 bộ hồ sơ lên Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi Cục tùy vào ngành nghề đang hoạt động.

Bước 2: Sau khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước tiến hành Thẩm định cơ sở

Cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

· Cơ quan giải quyết: Cục An toàn thực phẩm hoặc chi Cục An toàn thực phẩm tùy thuộc vào ngành nghề đang hoạt động, cụ thể:

1. Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).

2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;

b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

d) Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

· Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc theo quy định của pháp luật

· Hồ sơ cần chuẩn bị: số lượng 1 bộ

STT

Loại tài liệu

Ghi chú

1

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mẫu 1 ban hành kèm thông tư 26/2012/TT-BYT

2

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh (nếu có).

Bản sao chứng thực

3

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, gồm: + Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh. + Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

4

Bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh

Theo mẫu

5

Danh sách nhân viên kèm theo ngày tập huấn và khám sức khỏe.

6

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bản sao chứng thực

7

Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Bản sao chứng thực

8

Giấy chứng nhận HACCP (nếu có)

Bản sao chứng thực


Bước 2: Thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở:

1. Thẩm xét hồ sơ:

- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;

- Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.

2. Thẩm định cơ sở:

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Sau khi thẩm định hồ sơ cơ quan cấp giấy sẽ tiến hành thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày tiếp theo. Đoàn thẩm định từ 5 – 9 người, riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chỉ cần 3 – 5 người trong đó 2/3 là cán bộ là công tác chuyên môn về An toàn thực phẩm.

Nội dung thẩm định cơ sở:

Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theoquy định; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản.

Quý Khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ có thể liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest theo một trong các phương thức sau:

  1. Giao dịch trực tiếp tại các địa chỉ sau: (i) Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; (ii) Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội; (iii) Trung tâm thực hành nghề luật - Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  2. Gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn 1900 6198
  3. Liên hệ qua phương thức điện tử (trực tuyến): E-mail [email protected]; Zalo số (0936978889); Facebook: https://www.facebook.com/congtyluateverest