-->

Việc đổi đất cho đối tượng là thương binh là đúng hay sai?

Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS), một giao dịch dân sựchỉ được coi là có hiệu lực nếu người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự

Hỏi: Năm 1989, lúc đó bố tôi là thương binh nặng, với vết thương sọ não, tỷ lệ thương tật 91%; sau khi đã kết hôn với mẹ tôi, bố tôi được nhận quyết định của UBND huyện cấp 1 miếng đất với diện tích là 120m2 để làm nhà ở; trong quyết định có ghi rõ số thửa, thuộc tờ bản đồ nào và vị trí giáp ranh.Do điều kiện hoàn cảnh gia đình lúc đó, bố mẹ tôi mới chỉ san lấp được vị trí đất trên. Đến năm 1991, UBND thị trấn có nói với bố tôi là miếng đất trên được đổi về vị trí khác với diện tích chỉ có 69m2, và dặn bố tôi viết đơn xin đổi đất và xây dựng nhà tình nghĩa. Bố tôi là thương binh nặng với vết thương sọ não, tâm trí không được minh mẫn; còn mẹ tôi chỉ được bố tôi nói là đất bị đổi về đây chứ chưa bao giờ làm việc với UBND thị trấn về việc đổi đất. Đến năm 2003 bố tôi hy sinh do vết thương cũ tái phát; trong thời gian làm giấy tờ cho bố tôi thì tìm thấy quyết định giao đất cũ. Gia đình tôi đã nhiều lần viết đơn lên UBND thị trấn yêu cầu cấp đất theo đúng quyết định cũ của UBND huyện. Đến tháng 04/2016, UBND thị trấn gửi văn bản trả lời việc đổi đất là đáp ứng nguyện vọng của bố tôi kèm theo là bản sao tờ đơn xin đổi đất và trợ cấp xây nhà tình nghĩa mà chỉ có chữ ký của bố tôi và biên bản làm việc gồm thành phần ban lãnh đạo UBND thị trấn lúc bấy giờ chứ không có quyết định cụ thể nào. Luật sư cho tôi hỏi việc đổi đất cho bố tôi ngày đó của UBND thị trấn là đúng hay sai và gia đình tôi có thể đòi được vị trí đất trên không khi mà hiện tại miếng đất trong quyết định của UBND huyện đã được bán và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? (Nguyễn Phương - Hòa BÌnh)

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phan Thùy Dung - Tổ tư vấn pháp luật đất đai của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS), một giao dịch dân sựchỉ được coi là có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: "a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện".

Bên cạnh đó hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Do đó, từ qui định trên thì người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự. Nếu người tham gia giao dịch không đủ năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật thì giao dịch này sẽ vô hiệu căn cứ theo Điều 127 BLDS: "Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu". Như vậy, việc viết đơn đổi đất như bạn đề cập của bố bạn chỉ hợp pháp nếu bố bạn có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.Theo Điều 22 qui định vềMất năng lực hành vi dân sự của Bộ luật dân sự 2005 thì:"1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện".

Điều 137 BLDS qui định về hậu quả pháp lí khi giao dịch dân sự vô hiệu: "1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".

Như bạn cung cấp, bố bạn là thương binh nặng, với vết thương sọ não, tỷ lệ thương tật 91% tâm trí không được minh mẫn. Tuy nhiên, để xác định bố bạn có mất năng lực hành vi dân sự hay không thì phải có quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Lúc này thì giao dịch dân sự của bố bạn mới được xem là vô hiệu do cần có người đại diện theo pháp luật của bố bạn xác lập, tức là việc viết đơn đổi đất kia là không hợp pháp. Nếu gia đình không chứng minh được bố bạn không đủ năng lực hành vi dân sự, giao dịch khi ấy đủ điều kiện theo Điều 122 trên thì giao dịch yêu cầu trên là hợp pháp. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, việc đổi đất của bố bạn là không đúng qui định của phápluật thì gia đình bạn có thể đòi lại đất theo quy định của pháp luật.Ngoàira, việc đổi đất này cũng phụ thuộc vào chính sách tạiđịa phương bạnáp dụng với người có công với cách mạng trênđịa bàn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.