Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp làm giấy khai sinh và nhập quốc tịch cho con.
Hỏi: Tôi hiện đang sinh sống ở Hải Phòng, Việt Nam, chồng tôi quốc tịch Đức, thường trú tại Đức. Chúng tôi đã đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Sắp tới tôi sẽ sinh con tại Việt Nam. Làm khai sinh cho con tại Việt Nam nhưng đăng ký cho con vừa mang quốc tịch Đức, vừa mang quốc tịch Việt Nam. Liệu điều này có phù hợp luật ở Việt Nam và Đức không? Có làm được không? (Huyền My - Hà Nội)
Theo quy định của Luật quốc tịch sửa đổi, bổ sung 2014 về việc cấp quốc tịch cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. "Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam".Như vậy, tại thời điểm bạn sinh tại Việt Nam và thời điểm đăng ký khai sinh giữa bạn và chồng thỏa thuận về việc cho con mang quốc tịch Việt nam thì con bạn sẽ có luôn quốc tịch Việt Nam trong quá trình làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Thứ hai, về văn bản mẫu thỏa thuận quốc tịch cho con.Bạn cần hiểu rõ văn bản này là tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con tại Việt Nam thì giữa bạn và chồng cần thỏa thuận với nhau có hay không đồng ý cho con mang quốc tịch Việt Nam nên nếu đã thỏa thuận đồng ý cho con mang quốc tịch Việt Nam thì bên dưới của văn bản cũng bắt buộc phải ghi quốc tịch Việt Nam mà không phải ghi quốc tịch Đức.
Thứ ba, về việc cho con mang thêm quốc tịch Đức thì cần xem xét pháp luật Đức có cho phép song tịch hay không. Trường hợp cho phép thì bạn làm thủ tục xin nhập quốc tịch Đức cho con vàtrong thời hạn 02 năm, kể từ ngày con bạn có quốc tịch nước ngoài, bạn phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài hoặc Sở Tư pháp địa phương nơi vợ chồng bạn cư trú biết việc con bạn có quốc tịch nước ngoài(theo Điều 21, Khoản 2 Nghị định 97/2014/NĐ-CP).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận