Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Hỏi: Vào năm 2013, qua quen biết anh ta có nói với tôi là nhờ người quen xin việc giúp tôi. Tôi đồng ý và đã đưa cho anh ta 60 triệu. Nhưng anh ta đã bòn rút 10 triệu đồng và chỉ đưa cho người chạy đó 50 triệu đồng. Tôi biết được sự việc này thông qua người bạn. Và cũng như trường hợp trước tôi không có viết giấy nợ gì hết L. Ông chạy việc cũng im hơi lặng tiếng và cũng đã cuỗm mất của tôi 50.000.000 đồng. Ông ta cứ hứa nhưng mãi không thấy hồi âm. Và giờ là im hơi lặng tiếng và còn nói lại là anh kia chưa hề đưa cho ông ta đồng nào. Hiện tại tôi đang rất băn khoăn là tôi không biết có thể khởi kiện và đòi lại số tiền kia từ anh ta và tay chạy việc kia không thưa quý Luật sư. Đề nghị Luật sư tư vấn, giờ tôi đang rất bế tắc. Và nếu khởi kiện tôi có bao nhiêu phần trăm thắng? (Hà Anh - Nam Định)
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định (Điều 401). Việc bạn trai bạn vay tiền bạn có thể là một hợp đồng vay tài sản bằng hình thức lời nói. Bạn có thể khởi kiện để đòi lại số tiền của mình.
Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh”.
Trong trường hợp của anh (chị), anh (chị) chỉ có những tin nhắn qua lại để minh chứng rằng anh ta hứa sẽ trả choanh (chị)số tiền 8.000.000 đồng, còn đối với số tiền 60.000.000 đồng thì bạn không nói rõ có chứng cứ gì hay không nên việc bạn có thể đòi lại số tiền 60 triệu là không thể khẳng định chắc chắn. Hơn nữa, người màanh (chị)trực tiếp giao dịch là bạn trai củaanh (chị)chứ không phải người chạy việc nênanh (chị)chỉ có thể khởi kiện bạn trai của mình. Ngoài ra, với trường hợp này bạn traianh (chị)có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận