Nếu đất đai này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì di sản do bà bạn để lại được phân chia theo quy định của pháp luật
Hỏi: Ông bà nội tôi sinh được 8 người con, bố tôi là con trai út trong nhà. Ông Nội tôi đã chia các phần đất cho các con, trong đó bố tôi được ông cho phần đất khoảng 2000m2 nhưng là diện tích mà ông bà nội tôi đang sinh sống. Do ông bà nội tôi không biết chữ nên chỉ nói miệng. Vì điều kiện sinh sống nên bố mẹ rôi đã dọn ra ở riêng ở phần đất khác mà bố mẹ tôi mua được. Năm 1990 ông nội tôi mất còn lại bà nội tôi ở đó một mình. Năm 2009, bà nội tôi được bác tôi đón về nuôi. Khi đó bác tôi đòi chia phần đất mà ông nội đã để lại cho bố mẹ tôi. Khi này bà nội tôi vẫn còn minh mẫn mạnh khỏe. Bố mẹ tôi và gia đình bác và gia đình các bác khác thống nhất chia đôi phần đất đó cho bác tôi và gia đình tôi mỗi bên một nửa. Do cán bộ địa chính xã không làm sổ đỏ cho 2 gia đình nên chỉ có tên trên bản đồ địa chính xã. Hàng năm gia đình tôi vẫn được thông báo nộp thuế và tham gia đóng góp thuế đầy đủ trên phần đất được chia. Có giấy tờ văn bản thông báo nộp thuế của Huyện và hóa đơn thu tiền thuế. Năm 2014 bà nội tôi mất cũng do không biết chữ và cứ nghĩ mọi việc đất đai vậy là ổn thỏa nên bà không để lại di chúc gì. Đến năm 2015 bác tôi lại đòi thêm đất mà nhà tôi được chia. Gia đình tôi đã nhượng bộ và cắt thêm cho gia đình bác 200m2. Năm 2016, bác tôi lại tiếp tục đòi đất và đòi cho con trai của bác tôi đứng tên trên toàn bộ số đất mà ông bà nội tôi để lại (tổng diện tích 2000m2). Trong trường hợp này tôi và gia đình tôi cần làm gì để có thể hợp pháp hóa quyền sở hữu diện tích 1000m2 đất được chia từ năm 2009 khi bà nội tôi chuyển về ở cùng gia đình bác tôi? (Thanh Bình - Hà Tĩnh)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
TH1: Đất của ông bà bạn chưa có giấy tờ, tức là chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai về căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định:
"1.Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
2.Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:
a.Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;
e.Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký".
Theo thông tin bạn cung cấp, mảnh đất 1000m2 của gia đình bạn được ông bà bạn để lạitrước khi mất,chưa có sổ đỏ nhưng đãđược vẽ trong bản đồ địa chính của xã,tức là mảnh đất đó đã được chính quyền địa phương chứng nhận quyền sở hữu trên bản đồ địa chính xã. Đồng thời, gia đình bạn đã đóng thuế đầy đủtừ thời điểm đó đến nay, có biên lai nộp thuế nhà đất, giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà ở gắn với đất ở, giấy tờ nộp tiền điện nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại mảnhđất đónêncó đủ căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn địnhcủa gia đình bạn.
Nếu mảnh đất đó không có tranh chấp, gia đình bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013:
- Mảnh đất đó đã được sử dụng ổn định từ trước này 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai.
- Nayđược Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất,quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
Vì vậy, gia đình bạn phảigiải quyết tranh chấp trên trước,trong trường hợp nàynếu như hai bên tiến hành hòa giải không thành thì bạn cần gửi đơn đến đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đất để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013:
"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".
Tuy nhiên, nếu như hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì bạn được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau:
-Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, đối với trường hợp này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì bạn có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
TH2: Đất của ông bà để lại đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, nếu đất đai này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì di sản do bà bạn để lạiđược phân chia theo quy định của pháp luật. Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".
Như vậy, 2000m2 đất này sẽ được chia đều cho những người thuộc 2 thừa kế thứ nhất của người chết nếu phần diện tích bác bạn đang sử dụng và bố bạn đang sử dụng đều chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng hợp pháp. Nếu trong trường hợp các bên xảy ra tranh chấp thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận