-->

Tư vấn về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Luật sư tư vấn BHXH tự nguyện...

Hỏi:Hiện nay tôi đang lao động tự do, với mức thu nhập 5.000.000/tháng tôi muốn tham gia bảo hiểm tự nguyện có được không ? Thủ tục tham gia thế nào? (Phạm Bích - Hưng Yên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Điều 8 Quyết định 1111/QĐ – BHXH năm 2011 quy định người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc.

Như vậy, trường hợp bạn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi thì được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Mức đóng hàng tháng = tỉ lệ% đóng BHXH tự nguyện x mức thu nhập tháng người tham gian BHXH tự nguyện lựa chọn.

Tỉ lệ % đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định như sau:

Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011: bằng 18 %

Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2013: bằng 20%

Từ tháng 1/2014 trở đi bằng 22%.

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Người tham gia bảo hiểm xã hội nộp 1 bộ hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội, thành phần hồ sơ gồm:

Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mẫu TK1-TS;

Trường hợp đã tham gia BHXH thì nộp kèm theo sổ BHXH đã tham gia trước đó;

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.