Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền quy định tại Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
- Thứ nhất, về việc công ty không xuất hóa đơn thu tiền cho anh:
Theo điểm b khoản 1 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định cụ thể về tiền mô giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định: “b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)".
Như vậy, khi phát sinh hoạt động dịch vụ có thu tiền thì công ty phải xuất hóa đơn GTGT cho người mua. Việc công ty thu phí của người lao động không có hóa đơn, chứng từ là trái với quy định của pháp luật.
Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo điểm b khoản 4 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau: "4. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua".
- Thứ hai, về việc đi xuất khẩu lao động:
Về phía công ty bên Đài Loan, anh cần xem xét hợp đồng của vợ anh với công ty có điều khoản quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu công ty đó cắt giảm không có lý do sai với các điều khoản đã thỏa thuận thì anh (chị) có thể nhờ công ty môi giới của Việt Nam đứng ra bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên, cả hai công ty đều không đả động gì thì với trường hợp anh (chị) bị kết thúc hợp đồng trước thời hạn thì anh (chị) xem xét hợp đồng lao động của vợ anh (chị) với công ty môi giới tại Việt Nam có ghi rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên mà khi sang nước ngoài, công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã thỏa thuận thì anh (chị) có thể kiện công ty đã ký hợp đồng với anh (chị).
Theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định:
"Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài; 2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này; 3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập; 4. Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; 5. Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật; 6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài".
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005 (BLTTDS), anh (chị) có thể khởi kiện công ty đó tại tòa án nhân dân nơi công ty đó có trụ sở. Kèm theo đơn khởi kiện là các chứng cứ có liên quan đến vụ việc.
Thứ ba, về việc bồi thường chi phí. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính thì:
“Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới. Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Theo quy định trên, anh chị có thể đòi lại tiền môi giới và tiền dịch vụ đối với công ty môi giới ở Việt Nam, số tiền tùy thời gian mà vợ anh đã làm việc tại Đài Loan.
Anh chị có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi công ty mô giới có địa chỉ trụ sở chính. Khi khởi kiện, anh chị chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ các bằng chứng chứng minh bên phía anh chị và công ty môi giới có ký hợp đồng liên quan đến đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và tài liệu chứng minh bên môi giới vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận