-->

Tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với pháp nhân?

Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu

Hỏi:Vào 30/06/2012 công ty tôi có ký hợp đồng san lấp với một công ty, trị giá hợp đồng là 320 tỷ. Trong điều khoản hợp đồng có ghi tiền bảo lãnh hợp đồng là 1 tỷ đồng, nếu trong thời gian 02 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mà công ty bạn chưa khởi công được dự án thì công ty bạn sẽ phải hoàn trả lại số tiền 1 tỷ mà công ty tôi đã chuyển làm bảo lãnh và trả lãi suất 2% /tháng.Nhưng kể từ này 30/08/2012 đến nay công tybạn vẫn chưa trả số tiền bảo lãnh 1 tỷ đồng và 2% tiền lãi cho công tytôi, măc dù công tytôi nhiều lần gọi điện thoạivà tới công tybạn nhưn công ty nàycố tìnhkhông trả cho chúng tôi bất kỳ khoản tiền nào. Kể từ 30/11/2014 công tybạn đã chuyển khỏi nơi cư trú và điện thoại cũng khôn thể liên lạc được. Ngoài ra kể từ ngày 18/10/2012 đến 20/07/2013 vì quá tin tưởng người đại diện công tybạn nên tôi đã cho ngườiđại diện công tybạn vay 700 triệu. Kể từ đó đến nay số tiền vay đó người đại diện pháp luật công tybạn chưa trả cho công tytôi một đồng nào. Tổng số tiền tính đến 10/03/2016 là 1,7 tỷ đồng chưa tính lãi công tybạn chưa trả cho công tytôi. Hỏi công tybạn và người đại diện pháp luật có vi phạm vào tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không? (Dương Vũ - Bình Định)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định Luật xây dựng 2014 cũng như Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng thì trong trường hợp vi phạm hợp đồng xây dựng thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, trách nhiệm này có thể là trách nhiệm phạt vi phạm do các thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Đối với vấn đề bạn có hỏi: công ty ký kết hợp đồng với công ty bạn và người đại diện pháp luật của công ty này có vi phạm vào tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không?

-Trước hết đối với công ty đã giao kết hợp đồng san lấp với công ty bạn: Theo quy định Luật hình sự hiện hành, đến thời điểm hiện tại chủ thể tội phạm theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam phải là con người cụ thể chứ không chấp nhận chủ thể của tội phạm là tổ chức. Tổ chức không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ có cá nhân cụ thể trong tổ chức phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó mặc dù đối chiếu với quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có những dấu hiệu của hành vi không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và trốn tránh nhằm chiếm đoạt tài sản này của công ty đối tác với công ty bạn là các yếu tố cấu thành tội phạm, tuy nhiên do không thỏa mãn điều kiện về chủ thể (chủ thể không phải là cá nhân) chính vì vậy công ty này không vi phạm tội phạm lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng như không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

-Đối với phía người đại diện pháp luật của công ty giao kết hợp đồng với công ty bạn: theo như thông tin bạn cung cấp: từ ngày 18/10/2012 đến 20/07/2013 vì quá tin tưởng nười đại diện công ty phía bên kia nên bạn dã cho đại diện công ty này vay 700 triệu tuy nhiên kể từ đó đến nay số tiền vay đó người đại diện pháp luật công ty phía bên kia chưa trả cho công ty bạn. Trường hợp này cần xác định, bạn cho người đại diện theo pháp luật của công ty phía bên kia vay tiền với tư cách đại diện công ty của bạn, hay là cho vay với tư cách cá nhân, Việc xác định rõ này sẽ giúp bạn định hướng được việc khoản nợ của của người đại diện này là khoản nợ riêng đối với cá nhân bạn hay là khoản nợ với công ty. Trong trường hợp này, vì đây là bạn cho người đại diện (cá nhân) vay tiền nên có thể xem xét về vấn đề trách nhiệm hình sự nếu người này không trả tiền, hoặc có hành trốn tránh trả số nợ đã vay. Để xem xét việc người đại diện công ty phái bên kia có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không thì cần xác định hành vi của người này có thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không. Theo đó các dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm:

1. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu,

2. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

Do cấu tạo của Điều 140 và đặc điểm của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản, nên hành vi khách quan của tội phạm này có những điểm chú ý sau:

Việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản.

Sau khi đã nhận được tài sản, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý; về thủ gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như đối với thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản ( ý thức chiếm đoạt tài sản) thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người phạm tội phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, nếu người phạm tội bỏ trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Nếu người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nhưng lại dùng tài sản đó (tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp pháp) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

b) Hậu quả

Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

3. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy trong trường hợp có cơ sở xác định hành vi của người đại diện theo pháp luật phía công ty kia thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành nêu trên thì người này đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng khi bạn cho người đại diện công ty này vay tiền thì việc vay tiền của người này được thực hiện vay với tư cách cá nhân hay người này đại diện công ty phái bên kia vay tiền. Trong trường hợp người này vay tiền với tư cách cá nhân, không đại diện công ty thì mới có thể xem xét việc phạm tội, trường hợp người này vay tiền với tư cách là người đại diện pháp luật của công ty kia vay tiền thì bản chất là công ty đó vay tiền chứ không phải cá nhân vay tiền nên sẽ không thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.