Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa
Hỏi: Tôi có người nhà mới bị bắt tạm giam, bị khởi tố về tội mua bán trái phép chất ma túy. Ông làm xe ôm, trong lúc chở 1 người nghiện thì bị bắt. Cơ quan điều tra khám nhà thì không thu giữ được gì. Trong thời gian ông bị tạm giữữ, gia đình tôi có hỏi cơ quan điều tra về tình tiết vụ áńn để biết được người thân của mình bị bắt về tội gì, có thu giữ được tang vật gì không? Khi ông bị khởi tố và chuyển sang tạm giam, gia đình tôi chạy vạy hỏi người quen thì được biết ông bị khởi tố tội mua bán trái phép chất ma túy, ở khung hình phạt thứ 2, từ 7-15 năm. Lúc bị bắt thì trong người ông không có gì, khám nhà cũng không có, còn tên nghiện ngồi sau xe thì trong ng có 4 tép heroin, khám nhà hắn có 7 tép. Điều phi lý là tên nghiện khai rằng người nhà tôi chuyên mua bán hộ, còn hắn được ông mua cho để dùng chứ hắn không tự bỏ tiền ra mua. Tôi thấy mọi chuyện rất vô lý!Đề nghị Luật sư tư vấn, tại sao người nhà tôi lại bị khép tội ở khung hình phạt thứ 2 mà không phải thứ 1? Và tại sao cơ quan điều tra lại không cung cấp thông tin vụ án cho thân nhân bị cann? Gia đình tôi có quyền được biết các tình tiết và có được xem hồ sơ vụ án không? Nếu muốn được cung cấp đầy đủ thông tin chính xác thì phải làm thế nào? Liệu vụ án như thế này có thể bào chữãa không? Khả năng thắng kiện là bao nhiêu? (Trác Hy - Cao Bẳng)
Luật gia Nguyễn Đình Hồng - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên anh (chị)trước hết nên bình tĩnh! Anh (chị)cảm thấy rằng “mọi chuyện rất vô lý, tại sao người nhà tôi lại bị khép tội ở khung hình phạt thứ 2 mà không phải thứ 1"? Vì vụ án mới đang ở giai đoạn khởi tố và đang trong quá trình điều tra nên thông tinanh (chị)biết người bi bắt bị khởi tố tội mua bán trái phép chất ma túy, ở khung hình phạt thứ 2, từ 7-15 năm- đây chưa phải là kết luận cuối cùng. Vụ án sẽ tiếp tục được các cơ quan điều tra thu thập chứng cứ và kết hợp làm rõ những tình tiết của vụ án rồi sau đó mới đem ra xét xử. Khi nào vụ án được đem ra xét xử và phải có kết luận bằng bản án có hiệu lực của Tòa án thì khi đó mới có kết luận chính xác người thânanh (chị)phạm tội gì. Bởi vì: Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật".
- Anh (chị)có hỏi là: Tại sao cơ quan điều tra lại không cung cấp thông tin vụ án cho thân nhân bị can? Gia đình tôi có quyền được biết các tình tiết và có được xem hồ sơ vụ án không?Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không có quy định nào nói rằng cơ quan điều tra được cung cấp thông tin vụ án cho nhân thân bị can.Nói chung, các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến khởi tố vụ án, khởi tố bị can đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cuộc sống thường ngày của công dân. Để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh những thông tin về tội phạm bằng các biện pháp khác nhau (yêu cầu cơ quan, tổ chức, công dân cung cấp chứng cứ), do vậy, cũng có thể gây nên những phiền phức nhất định đối với cơ quan, tổ chức, công dân. Nếu cơ quan điều tra cung cấp không tin vụ án cho nhân thân bị can thì có thể khiến cho những thông tin về vụ án bị phát tán ra ngoài và trong nhiều trường hợp ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều tra, làm rõ những tình tiết của vụ án. Hơn nữa, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Liệu vụ án như thế này có thể bào chữa không? Khả năng thắng kiện là bao nhiêu?
Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là bảo đảm quyền bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: "Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này".
Bộ luật tố tụng hinh sự cũng quy định: Người tạm giữ, bị can, bị cáo đều có quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa (các Điều 48, 49, 50 BLTTHS năm 2015).
Theo điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo hoặc “bào chữa viên nhân dân”. Tuy nhiên, chủ yếu (nếu không muốn nói là tuyệt đối) vẫn là luật sư. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Điều 57 BLTTHS năm 2015 cũng quy định:"1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình: A) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự; B) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình".Vì vậy,anh (chị)và gia đình có thể thuê luật sư để bào chữa cho người nhà của mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận