-->

Tư vấn thủ tục thành lập công ly liên doanh với cá nhân nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn góp, bán cổ phần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chuyển đổi hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp

Hỏi: Tôi được biết thông tin công ty mình qua mạng, chúng tôi đang có nhu cầu thành lập công ty liên doanh với cá nhân nước ngoài rất mong công ty có thể tư vấn cho chúng tôi về thủ tục, chi phí, hình thức, cách chia lợi nhuận sau này...Cụ thế hiện chúng tôi cty chúng tôi đã hoạt động được hơn 1 năm rồi ngành nghề kinh doanh là thiết bị xây dựng như cẩu tháp, vận thăng, giàn giáo treo..nhưng giờ chúng tôi muốn bổ sung thêm 1 cá nhân người Singapore góp vốn vào công ty. Đề nghị Luật sư tư vấn, chúng tôi cần chuẩn bị những gì?cá nhân đó cần chuẩn bị gì? thủ tục, chi phí ra sao?chúng tôi sẽ phải sửa lại đăng kí kinh doanh và nâng vốn điều lệ lên ntn? (Thanh Hương - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo quy định của pháp luật của Việt Nam về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân người Singapore được coi là Nhà đầu tư nước ngoài) trong các doanh nghiệp Việt Nam tại Nghị định 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 và , thì cá nhân Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại khoản 2. Điều 5 của Thông tư 131/2010/TT-BTC như sau:

Điều 5. Điều kiện tham gia góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam (áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài không tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam)

2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:

2.1. Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

2.2. Có các tài liệu sau:

- Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp lệ hộ chiếu còn giá trị.

- Trường hợp ủy quyền cho đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của cá nhân nước ngoài cho đại diện tại Việt Nam, bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam (trường hợp đại diện là tổ chức) và tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

Bên cạnh đó thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải chấp nhận các điều kiện quy định trong Điều lệ công ty nếu các điều kiện đó không trái pháp luật.

Sau khi đã hoàn thành việc góp vốn của nhà đầu tư Singapore vào công ty thì bạn cũng cần lưu ý đến việc phải điều chỉnh hoặc thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định tại Điều 15, Thông tư 131/2010/TT-BTC:

Điều 15. Trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam sau khi hoàn thành góp vốn, mua cổ phần

"Việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có liên quan đến chuyển đổi hình thức sở hữu và loại hình của doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn góp, bán cổ phần; liên quan đến cấp, điều chỉnh hoặc thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn góp, bán cổ phần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chuyển đổi hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp; về thủ tục chứng nhận đầu tư và chứng nhận đăng ký kinh doanh; về nghĩa vụ thuế và các quy định khác có liên quan.”

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.