Tư vấn thủ tục kết hôn với người có quốc tịch Úc

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn và phải tuân theo các quy định của Luật này

Hỏi: Em đã có quốc tịch Úc, hiện nay đang độc thân và chưa bảo lãnh ai sang Úc trước đó cả. Em dự định lần này về Việt Nam đăng kí kết hôn bên Việt Nam với chồng sắp cưới, sau đó làm đám cưới rồi bảo lãnh theo diện vợ chồng sang Úc. Cho em hỏi là em nếu em có giấy kết hôn của Việt Nam rồi khi sang Úc em và chồng có cần đăng kí kết hôn ở Úc lại không? Có loại đăng kí kết hôn tại lãnh sự quán của Úc ở Việt Nam rồi có giấy kết hôn của Úc không ạ? Em hoang mang giữa 2 loại này. Câu hỏi tiếp theo là nếu như em và chồng đã đăng kí kết hôn và có giấy kết hôn ở Việt Nam rồi nhưng vì 1 lí do nào đó em không đồng ý rước chồng qua nữa thì thủ tục ly hôn ra sao? hoặc là rước được chồng qua Úc rồi chưa quá 2 năm, cũng chưa đăng kí kết hôn ở Úc (có giấy kết hôn của Việt Nam) thì ly hôn có khó khăn gì không hay chỉ cần tách hồ sơ ra là được? Đề nghị Luật sư tư vấn. (Hương Lan - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hành chính Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

"1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn".

Bạn muốn kết hôn tại Việt Nam thì hai bạn sẽ phải đáp ứng điều kiện kết hôn ở Úc và chồng bạn có đủ điều kiện kết hôn tại Việt Nam. Và khi bạn muốn giấy đăng ký kết hôn tại Việt Nam có hiệu lực pháp lý thì bạn sẽ làm thủ tục công nhận giấy chứng nhận kết hôn tại Việt Nam theo trình tự thủ tục quy định theo pháp luật của Úc, chứ không cần đăng ký kết hôn lại.

Khi bạn chưa yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ở Úc công nhận đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì khi bạn muốn ly hôn sẽ làm theo thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

"1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó".

Như vậy, khi bạn lý hôn tại Việt Nam thì sẽ áp dụng Luật của Việt Nam, còn khi bạn ở nước ngoài thì áp dụng luật nơi hai vợ chông thường trú, nếu có yêu cầu về phân chia tài sản là bất động sản sẽ áp dụng luật của nước nơi có bất động sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.