Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về việc viết hợp động cho thuận lợi với việc thanh toán và kê khai thuế.
Hỏi: Công ty tôi có nhiều chi nhánh, giám đốc công ty ủy quyền cho các chi nhánh được ký kết hợp đồng xây lắp nhận thầu với các khách hàng và việc mua bán vật tư hàng hóa. Tuy nhiên chúng tôi thực hiện kê khai và thanh toán thuế là tập trung tại công ty, do vậy hóa đơn đầu ra và đầu vào đều phải viết theo tên công ty. Như vậy để hợp lý về hợp đồng kinh tế với các khách hàng thì các hợp đồng sẽ phải viết như thế nào để thể hiện là Công ty (các giám đốc chi nhánh ký thì đóng dấu công ty)? (Trần Vũ Hà - Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật kế toán - thuế của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Để soạn thảo hợp đồng thuận lợi và hợp lý thì bạn cần lưu ý:
I. Xác định các vấn đề cần có trong hợp đồng
1. Gạch ra những điều khoản mấu chốt cần có
Mỗi hoạt động kinh doanh có cách thức bảo quản hàng hóa, vận chuyển, thanh toán riêng, các lĩnh vực kinh doanh khác cũng vậy. Do đó doanh nghiệp cần xác định các vấn đề cần có trong hợp đồng để đảm bảo hợp đồng đáp ứng đủ các yêu cầu về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Xác định các nội dung bắt buộc phải có
Các nội dung này dựa trên quy định của Bộ luật dân sự, bộ luật thương mại và tập quán, thực tế kinh doanh.
3. Tổng hợp nội dung mục 1 lồng ghép vào các mục nội dung chính ở mục 2 để đưa ra các nội dung cần phải có trong hợp đồng.
II. Xây dựng hệ thống điều khoản an toàn
1. Soạn thảo các điều khoản về chấm dứt hợp đồng, sửa đổi bổ sung hợp đồng: Căn cứ vào thực tế kinh doanh loại sản phẩm, doanh nghiệp nắm bắt được các trường hợp có thể gây cản trở cho việc thực hiện hợp đồng dẫn đến quyết định sửa đổi bổ sung, chấm dứt hợp đồng để từ đó đưa ra các thỏa thuận về vấn đề này cho phù hợp.
2. Soạn thảo các điều khoản về lựa chọn luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp nếu có.
III. Xây dựng các điều khoản quyền, nghĩa vụ các bên
Căn cứ vào mục I,II các nội dung nào doanh nghiệp mong muốn các bên ưu tiên tuân theo thì nên đưa vào quyền và nghĩa vụ của các bên.
IV. Xây dựng bản nháp của hợp đồng
Người soạn thảo cần đọc qua để chỉnh sửa câu chữ cho ngắn gọn nhưng phù hợp, tránh sai lỗi chính tả, sử dụng câu chữ sai ngữ pháp,...
V. Phê duyệt hợp đồng
Hợp đồng sau khi được soạn thảo cần được kiểm tra chéo. Các bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm, trình độ đọc và soát xét hợp đồng để tổng hợp các vấn đề cần chỉnh sửa trước khi đưa hợp đồng vào sử dụng.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật kế toán - thuế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận