Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này...
Hỏi: Chúng tôi ly hôn từ tháng 3/2016. Khi ly hôn con gái tôi đc 2 tuổi. Tại phiên tòa đó, bố cháu cónói sẽ để tôi đón cháu 1 tuần, 1 tháng hoặc tùy thích nếu để bố cháu nuôi. Khi đó do suy nghĩ không tỉnh táo và bị sức ép từ nhiều phía và điều kiện kinh tế của bản thân, tôi đã dứt ruột đồng ý để bố cháu nuôi cháu. (Bản thân anh ta cũng kiếm được nhiều tiền và gia đình cũng thuộc hàng khá giả.) Trước khi xuống bao giờ tôi cũng nhắn tin hoặc gọi điện trước. Nhưng cũng chẳng được yên với anh ta. Biết tôi xuống là anh ta đưa con đi đâu đó, khi thì bảo đi tiêm phòng cách nhà anh ta cả 60km (chỗ này gần chỗ tôi ở) mà không hề nói với tôi, để tôi đi xe máy cả 60-70km về thăm con rồi công cốc về không. Gọi điện thì anh ta không thèm nói, cộc lốc, chỏng lỏn và cũng chẳng đưa thông tin về con cho tôi. Cứ thấy tôi xuống thăm con là anh ta quẳng vào mặt tôi những câu tục tĩu, xúc phạm nhân phẩm và danh dự của tôi. Rồi khi con đang chơi với mẹ thì anh ta chạy tới bế con bé đi chỗ khác làm con bé đòi mẹ mà khóc nằng nặc. Mà bảo để tôi đón con cho con đi chơi thì anh ta không đồng ý. Nghĩ lại những cảnh ấy mà ruột gan tôi như nát vụn. Giờ con tôi được 27 tháng tuổi. Lương tháng của tôi được 4triệu/tháng. Tôi có thể làm cách nào đó để giành lại quyền nuôi con không? (Nguyễn Hương - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Luật Hôn nhân và gia đình năm2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".
"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Như vậy, việc chồng bạnthường xuyên cản trở, gây khó dễ cho chị khi thăm con là hành vi vi phạm pháp luật. Để bảo vệ mình, cũng như thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ, bạncó thể nộp đơn khởi kiện ra Tòa án về hành vi cản trở việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bạn.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:a) Người thân thích;b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;d) Hội liên hiệp phụ nữ".
Bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện giành quyền nuôi con, bạnphải chứng minh được mình cũng có đủ điều kiện đảm bảo cho cuộc sống, cho sự phát triển bình thường của con bạn.
Bạncần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ khởi kiện gồm có:
- Đơn khởi kiện.
- Bản án ly hôn.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân.
- Giấy khai sinh của con.
- Chứng cứ chứng minh chồng bạncản trở việc thăm nom, chăm sóc con của bạn(nếu có).
Nếu bạnkhông có giấy khai sinh để nộp hồ sơ đầy đủ tại Tòa thì bạncó thể về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của con để xin trích lục; hoặc bạncó thể đến Tòa án nơi mà hai vợ chồng bạnđã ly hôn để xin trích lục bản án trong đó sẽ có giấy khai sinh của con bạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận