Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng
Hỏi: Doanh nghiệp tôi chỉ có con gái tôi là người lao động. Vậy tôi có phải kí hợp đồng lao động với con gái không? Và nếu có kí thì các bước làm hợp đồng lao động thế nào? Có phải mang ra sở thương binh xã hội để kí không? Các bước nộp và tham gia bảo hiểm như thế nào? (Vũ Hạnh - Hải Phòng)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về hình thức hợp đồng, Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 quy định hình thức hợp đồng lao động như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Về nội dung hợp đồng, nội dung hợp đồng cần ghi rõ thời hạn hợp đồng, lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Như vậy, hai bên có thể lập hợp đồng với các nội dung như trên bằng lời nói hoặc bằng văn bản (tùy theo thời hạn hợp đồng), nếu bằng văn bản thì chỉ cần chữ ký xác nhận của hai bên và không cần ra cơ quan nào để ký cả.
2. Về thủ tục
a. Thủ tục doanh nghiệp cần làm liên quan đến quản lý lao động
(1) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Hồ sơ khai trình gồm có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng), Bản khai trình sử dụng lao động (kèm theo giấy giới thiệu của doanh nghiệp và CMND của người đi khai trình).
(2) Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
b. Thủ tục đăng ký bảo hiểm
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng với người lao động, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
(1) Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT (mẫu 01/ĐKBB, 01 bản);
(2) Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh/hoạt động (Bản sao có chứng thực);
(3) Quyết định xếp hạng doanh nghiệp Nhà Nước - nếu có (Bản sao);
(4) Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 01 bản);
(5) Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia BHXH lần đầu (Mẫu số TK1-TS, 01 bản/người);
(6) Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT đối với người đã có sổ BHXH từ tỉnh khác chuyển về (mẫu TK3-TS, 01 bản/người).
Cụ thể về việc hướng dẫn lập tờ khai anh/chị có thể tham khảo thêm tại Quyết định 959/QĐ-BHXH.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận