Tư vấn pháp luật về chế độ bồi dưỡng cho người lao động

Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề...

Hỏi: Tôi làm Xquang tại 1 bệnh viện nhà nước. Trước đây bệnh viện vẫn trả tiền phụ cấp độc hại cho nhân viên khoa tôi theo qui định 10000đ/ ngày. Nhưng từ khi thông tư 25/2013/TT-BLDTBXH có hiệu lực, mức phụ cấp được qui đổi thành hiện vật thì khoa tôi không được nhận khoản phụ cấp độc hại này nữa (cả hiện vật cũng không được) với lý do là nơi làm việc đã an toàn. tôi xin hỏi quý luật sư cơ quan tôi làm vệc làm như thế có đúng không? (Tất Đạt - Hải Phòng)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc quy định về điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

“1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo,kiểm tra môi trường lao động).”

Theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, độc hại do Bộ lao động thương binh và xã hội phối hợp với Bộ y tế ban hành có nêu các nghề thuộc ngành Y tế mang tính chất độc hại, nguy hiểm

“- Đứng máy, phụ máy, chuyên sửa chữa, kiểm chuẩn máy X quang, máy chiếu xạ; sử dụng máy cobalt, kim radium và các chất phóng xạ khác để điều trị và chuẩn đoán bệnh: Tiếp xúc với bức xạ ion hoá vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và các nguồn lây nhiễm.- Rửa tráng phim X quang: Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với hoá chất độc.”

Nếu bạn làm X quang thuộc 1 trong 2 nghề trên thì khoa của bạn vẫn được hưởng chế độ bồi thường bằng hiện vật theo quy định tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.Và như vậy cơ quan của bạn vi phạm pháp luật về việc bồi thường theo thông tư này.


Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.