Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Hỏi: Tôi hiện đang ở nước ngoài và vợ tôi ở Việt Nam. Hai vợ chồng tôi cảm thấy không thể chung sống được vơi nhau nữa, giữa tôi và vợ tôi đã có con. Nhưng tôi không thể về Việt Nam để cùng giải quyết việc ly hôn giữa hai bên được. Vì thế vợ tôi ở VN sẽ đưa đơn ly hôn đơn thân. Tôi muốn hỏi việc hai người hiện không ở cùng một nước như vậy ly hôn có được chấp nhận không và thời gian nếu được chấp thuận là bao lâu? Quy định thế nào? (Nguyễn Hùng - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
- Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 quy định về Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
…”.
Ngoài ra, tại Điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 quy định về Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
…”.
Theo các quy định trên, khi nguyên đơn nộp hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ có trách nhiệm thụ lý và giải quyết. Tại Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
“Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà:1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;”.
Theo quy định trên, khi anh có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án có thể mở phiên tòa xét xử vắng mặt.
- Thứ hai, về thời hạn Tòa án giải quyết
Vấn đề này tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 quy định cụ thể:
“Điều 179.Thời hạn chuẩn bị xét xử:1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;c) Đình chỉ giải quyết vụ án;d) Đưa vụ án ra xét xử.3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng”.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận