-->

Tư vấn pháp luật: tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cở công ty cũ sau khi đã nghỉ việc

Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý,...

Hỏi: Trước đây tôi làm tại một Công ty và đã ký hợp đồng vô thời hạn. Đến tháng 5/2016 tôi viết đơn xin nghỉ với thời gian báo trước là 45 ngày nhưng sau 15 ngày kể từ ngày viết đơn tôi đã thôi việc ở tại Công ty cũ (tức là tôi đã nghỉ trước 30 ngày so với quy định). Ngay sau khi nghỉ ở Công ty cũ tôi chuyển sang làm việc cho một Công ty mới và trong thời gian 30 ngày phải báo trước kia tôi đều xin phép + nộp những bằng chứng xin nghỉ là các giấy hưởng bảo hiểm xã hội đến Công ty cũ. Khi tôi vẫn nộp đầy đủ giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội cho Công ty cũ mà lại đi làm ở Công ty mới trong ngày đó thì có vi phạm luật hay không? Những ngày đó có được bảo hiểm chấp nhận trả tiền BH hay không? (Anh Phong - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về chế độ ốm đau:

"Điều 22. Luật BHXH 2006 quy định - Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế".

Theo đó, chị chỉ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 luật BHXH nêu trên, trong đó có điều kiện “có xác nhận của cơ sở y tế”, đây là căn cứ để xác minh tình hình thực tế của người lao động. Nếu bên cơ quan bảo hiểm phát hiện có sự gian dối, giả mạo giấy tờ của cơ sở y tế để nghỉ việc thì chị không được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.

Thứ hai, về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

"Điều 37. Bộ luật Lao động 2012 - Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:….3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Theo thông tin chị cung cấp, khi chị chấm dứt hợp đồng, chị chỉ báo trước 15 ngày, 30 ngày còn lại chị nộp các giấy tờ chứng minh tình trạng ốm đau để không đi làm.

Nếu thực sự chị bị ốm đau, có xác nhận của cơ sở y tế thì trường hợp của chị không vi phạm quy định về thời hạn báo trước. Vì trong khoảng thời gian từ khi báo trước đến khi chấm dứt hợp đồng trên thực tế (sau 45 ngày) thì chị vẫn là người lao động và vẫn được hưởng các chế độ bảo hiểm (trong đó có chế độ ốm đau).

Nếu bên công ty chứng minh được chị không ốm đau mà đã tạo giấy tờ giả để nghỉ việc thì chị không được hưởng chế độ ốm đau và thuộc trường hợp vi phạm về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.

Thứ ba, về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật:

"Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này".

Như vậy, nếu chị vi phạm thời gian báo trước thì chị phải bồi thường ½ tháng lương theo hợp đồng lao động + khoản tiền tương ứng với tiền lương những ngày không báo trước.

Ngoài ra, nếu trong hợp đồng lao động có quy định về bồi thường chi phí đào tạo thì chị còn phải bồi thường theo quy định.

Thứ tư, về vấn đề chốt trả sổ bảo hiểm.

"Điều 47 – Bộ luật lao động 2012. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động".

Theo quy định trên, chị có thể làm đơn khiếu nại gửi đến ban giám đốc yêu cầu họ giải trình về việc tại sao không trả sổ BHXH cho chị và căn cứ và quy định nào của pháp luật. Khi đó, công ty sẽ phải trả lời bằng văn bản cho bạn về việc trả sổ BHXH. Nếu như họ trả lời không thỏa đáng, chị có thể làm đơn gửi đến phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện nơi công ty chị có trụ sở yêu cầu họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.